...::: 4RUM INUYASHA FC :::...

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
...::: 4RUM INUYASHA FC :::...

    Giang Văn Minh : vị sứ thần bất khuất

    Kazuha Hatsumono
    Kazuha Hatsumono
    Administrator
    Administrator


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 192
    Age : 26
    Đến từ : Lương Sơn Bạc
    Công việc : Thế thiên hành đạo ^^
    Sở thích : Ngắm all Sama
    Trạng Thái : Giang Văn Minh : vị sứ thần bất khuất Thoughtful
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Giang Văn Minh : vị sứ thần bất khuất 13_35070

    Giang Văn Minh : vị sứ thần bất khuất Empty Giang Văn Minh : vị sứ thần bất khuất

    Bài gửi by Kazuha Hatsumono 08/02/09, 04:43 pm

    Giang Văn Minh thuở nhỏ nổi tiếng là người ham học, ông người làng Mông Phụ, xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây). Năm 1628, đời vua Lê Thần Tông, triều đình mở khoa thi, ông đã đỗ Thám hoa trong kỳ thi ấy và được triều đình trọng dụng.

    Năm 1637, Giang Văn Minh được triều đình cử sang sứ nhà Minh.
    Tiếp sứ giả Giang Văn Minh của nhà Lê, vua nhà Minh tỏ ra ngạo mạn khinh miệt dân, trong lúc đàm đạo vua Minh đã ra một vế đối nhằm hạ nhục sứ giả của triều Lê. Vua Minh đọc:

    “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” nghĩa là “Cột đồng đến nay rêu đã mọc xanh”. Vế ra của vua Minh nhằm nhắc lại một sự kiện lịch sử đau buồn của dân Đại Việt. Số là vào năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa chống lại ách độ hộ của nhà Hán. Mã Viện là một viên tướng tài ba của vua Hán được vua Hán phong là Phục Ba tướng quân, đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Hai bà thất trận phải tự vẫn. Tục truyền sau khi thắng lợi, Mã Viện đã dựng: “Cột đồng Đông Hán” làm phân giới với lời tuyên bố xấc xược: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghe vế ra đối của vua Minh, Giang Văn Minh thấy vua Minh đã xúc phạm đến danh dự của dân tộc. Mặt ông nóng bừng nhưng vẫn giữ vẻ bình tĩnh, ông đã khẳng khái đối lại:

    “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn còn đỏ). Vế đối của Giang Văn Minh đã dõng dạc nhắc lại sự tích ba lần quân xâm lược phương Bắc sang đánh nước ta và đều bị thất bại thảm hại. Đó là các chiến thắng của Ngô Quyền, của vua Lê Đại Hành và của Hưng Đạo Đại vương những trận đánh lớn tiễu trừ quân xâm lược đều ở sông Bạch Đằng. Cả ba cuộc chiến trên, máu quân thù đã chảy đỏ cả dòng sông.

    Vua Minh nghe vế đối thì tái mặt vì không khuất phục được sứ thần nước ta mà còn bị Giang Văn Minh dạy cho một bài học nhớ đời. Vua Minh cay cú tức giận đã ra lệnh trám mũi, trám miệng rồi mổ bụng moi gan Giang Văn Minh.

    Giang Văn Minh hy sinh năm 57 tuổi. Thi hài ông được mang về an táng tại quê nhà. Cảm động trước sự hy sinh lẫm liệt của Thám hoa sứ giả, dân khắp vùng đều tỏ lòng thương nhớ đến viếng ông. Đặc biệt cảm kích trước vị sứ giả kiên cường, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đã về tận Đường Lâm dự lễ an táng ông và khen ngợi: “Đi sứ không làm nhục mệnh nước, thật là anh hùng kim cổ”.

    Ngày nay ở Đường Lâm vẫn còn phần mộ và nhà thờ của Giang Văn Minh. Ở quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội có một đường phố mang tên Giang Văn Minh.
    Giết sứ giả như vua nhà Minh là việc làm hèn mạt. Không sợ cường quyền, bất khuất, nêu cao lòng tự tôn dân tộc của sứ giả Giang Văn Minh là một việc làm anh hùng. Chỉ với một vế đối: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” Giang Văn Minh xứng đáng được người đương thời cũng như các thế hệ tiếp theo tôn kính. Ông sống mãi với truyền thống anh hùng của dân tộc. Vinh quang và đẹp đẽ thay!

    Nguồn : Google

      Hôm nay: 29/03/24, 09:40 am