...::: 4RUM INUYASHA FC :::...

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
...::: 4RUM INUYASHA FC :::...

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:38 pm


    VN thắng Nguyên Mông?
    Việt Nam có thật sự thắng Mông Cổ không?
    Tôi có vài ý kiến thiển cận về sự thất bại của quân Mông Cổ khi xâm lăng VN. Mong quý vị có cùng hay khác quan điểm đóng góp.
    Tôi vẫn thích đọc lịch sử và nhất là sử Việt. Một thời gian trước đây, tôi được đọc một số bài viết về các cuộc chiến thắng của VN trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (MC) do bạn Loi Ho Dang đăng trên diễn đàn này, nhưng lâu quá tôi không còn nhớ ờ giây nào? Trong giây đó có nhiều người ủng hộ và cũng có người chống đối. Người chống đối cho rằng con số lính MC mà lịch sử ghi là bịa đặt, và chiến thắng chỉ là may mắn thôi. Trong các người chống đối mạnh mẽ nhất là bạn wla.
    Lý luận của bạn wla cũng có lý, tuy nhiên cũng có vài điều mà ta có thể giải thích khác đi.
    Trước hết tôi xin nói lại vấn đề con số lính MC sang xâm lăng VN.
    Khi một nước đã thành công trong việc xâm lăng một nước khác, họ sẽ mộ lính địa phương để phục vụ cho mục đích của họ. Trước khi đánh VN, quân MC đã chinh phục tất cả các nước ở phía tây, vượt qua các quốc gia Hồi Giáo, đến tận Thổ Nhĩ Kỳ, và Trung Âu. Số dân MC ngày ấy đâu có đông mà có thể kiểm soát được hết các quốc gia đó? Dĩ nhiên họ phải dùng lính các nước họ đã xâm lăng và ngay cả lính bản xứ, những người có tư tưởng theo chiều gió hưởng lợi, để xâm lăng nước khác. Ngay tại VN ta, trong thời gian ấy, cũng biết bao người quyền uy chức trọng như: Trần Di Ái, Lê Tuân, Trần ích Tắc, Trần thiên Bình, Lê Tắc… rồi hai làng Bàng Hà, Bà Điểm cũng đã chạy theo giặc sao? Trong cuộc chiến cận đại, khi Pháp vào VN, biết bao kẻ đã chạy theo chân thực dân chống lại đất nước, kể cả rất nhiều người theo Tây học và có bằng cấp cao. Biết bao địa phận mà Việt Minh không thể đặt chân tới.
    Sau khi Thành Cát Tư Hãn (TCTH) sắp mất năm 1227, ông đã chia quyền lực cho bốn người con, gọi là Khan, để tiện việc điều khiển và thống trị một vùng. Nhưng tất cả ba người kia phải tôn trọng quyền tối cao của một đại lãnh tụ gọi là Great Khan. Theo đài History Channel các cuộc xâm lăng sau khi TCTH mất còn khốc liệt, tàn ác hơn trước nhiều. Chính sách của MC là: “thuận sống, chống chết”. Chính vì lý do đó khi MC bắt ai theo thì kẻ đó phải hết lòng phục tùng.
    Năm 1257, sau khi bình định được Đại Lý, theo lệnh Hốt Tất Liệt (lúc ấy, Great Khan là Nguyên Hiến Tông Mông Kha), Tướng MC Ngột Lương Hợp Thai đem quân xâm lấn nước ta lần đầu tiên, quân đội của họ lúc này không đông lắm, vì chưa mộ được lính địa phương. Nhưng MC nghĩ Việt Nam nào hơn Tây Hạ, Kim, hay Đại Lý. Vì khinh địch, cuộc chiến này họ thất bại dễ dàng. Nhưng đến hai cuộc xâm lăng lần thứ hai, 1285, và thứ ba 1287, sau khi hạ được nhà Tống, họ đương nhiên phải chuẩn bị chu đáo hơn vì kinh nghiệm lần trước và quá khứ lịch sử Đại Cồ Việt. Lúc ấy, biết bao nhiêu binh lính, Tướng Tá Trung Hoa theo, nên họ đông quân hơn nhiều. Ta cũng nên nhớ rằng, năm 1271 hải quân MC đến tấn công Nhật Bản. Một trận kịch chiến xẩy ra giữa quân MC và các võ sĩ đạo Nhật Bản tại ngay trên bờ biển suốt một ngày. Lẽ dĩ nhiên quân MC không có kỵ binh. Trận đánh kéo dài đến chiều tối vẫn bất phân thắng bại, và hai bên thu quân (theo History Channel). Có lẽ quân MC cũng nhận thấy rằng họ bị bất lợi vì không có kỵ binh và các võ sĩ đạo vừa can đảm vừa giỏi chiến đấu. Các võ sĩ đạo chuẩn bị cho cuộc đấu tranh ngày hôm sau. Tối hôm đó, bất ngờ quân MC được lệnh trở về Trung Nguyên. Trong đoàn quân MC đó có rất nhiều lính người Hoa, và kỹ thuật đóng tàu thì MC không biết, nên việc đóng tầu bè phải vào tay các chuyên gia Trung Quốc. Đến năm 1281, họ lại cất một đại hạm đội vượt biển tấn công Nhật Bản lần thứ hai. Lúc ấy dân, quân Phù Tang chỉ cầu mong một ngọn gió thần nhận chìm đoàn quân viễn chinh ấy. Mùa xuân 1281 (theo lịch tây phương mùa xuân từ 22 tháng 3 đến 21 tháng 6), khi hạm đội MC đậu gần bờ biển Nhật Bản để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào sáng ngày hôm sau thì một trận bão với các ngọn Gió Thần (Kamikaze) đã kéo tới nhấn chìm gần hết hạm đội MC. Đến năm sau, 1282, Sài Xuân đem Trần Di Ái về VN làm vua, nhưng bị dân quân ta bắn mù mắt. Còn Trần Di Ái và đồng bọn bị tội đồ. Kể từ ngày ấy MC không bao giờ nghĩ tới việc chinh phục Nhật Bản nữa và dồn mọi nỗ lực vào việc thôn tính Việt Nam để trả mối thù cứng đầu và bắn mù mắt Sài Xuân.
    Với các dữ kiện trên, ta kết luận rằng trong hai cuộc xâm lăng sau vào VN quân MC phải đông. Có thể có sự phóng đại, nhưng chắc chắn là đông, không phải là 50 vạn thì cũng ba, bốn mươi vạn chứ chẳng ít. Ta không cần biết trong đám quân đó có bao nhiêu lính MC thực thụ, bao nhiêu lính Tàu, lính Đại Lý. Tất cả đám quân đó đến xâm lược bờ cõi nước ta là kẻ thù của ta.
    Các quốc gia khác cũng chịu chung một hoàn cảnh như nước ta và thua, còn ta thắng nên ta có quyền hãnh diện với chiến công ấy. Nếu đứng trên quan điểm của người Hoa khi nhìn lại việc này không thể không bực tức, vì một nước nhỏ mà lại làm được một việc mà tất cả các đại cường quốc khác phải chào thua. Ta cũng không thể trách được việc ấy, vì đó là lòng tự ái dân tộc thôi. Tuy nhiên, việc Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Anh đã tán thành bầu Trần Hưng Đạo là vị tướng giỏi nhất thế giới thời Trung Cổ không phải là việc ngẫu nhiên mà có được. (Hình nhu bạn Loi h Dang viết thì phải)
    Vấn đề thứ hai tôi xin mạn phép đề cập tới là các lý do mà VN đã đánh bại ba cuộc xâm lăng của MC.
    Trong mọi việc trên đời này muốn có sự thành công tốt đẹp thì việc đầu tiên ta phải nói tới là “CHÍNH NGHĨA”. Hồi thế kỷ thứ nhất, lúc Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Việt Nam, thì bên Anh cũng có một nữ lưu anh thư tên Boudica (6-60 AD), lấy chính nghĩa đánh ngoại xâm, đã lãnh đạo dân Anh đánh với quân của Đế Quốc La Mã, và thắng được nhiều trận. Lúc đầu, bà cũng chỉ có vài ngàn người theo, nhưng sau vì chính nghĩa nên quân của bà lên đến cả chục vạn người (sẽ viết tiếp theo). Sự xâm lăng thông thường là vô chính nghĩa. Đối với một quốc gia đã có một nền chính trị văn hóa thì sự thành công của một cuộc xâm lược chỉ là tạm thời. Tôi không muốn nói đây là sự tuyệt đối chẳng hạn VN đã nuốt chửng Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp cũng như người da trắng đã chiếm được Mỹ Châu từ tay người da đỏ là các trường hợp ngoại lệ. Một lý do chính cuả các nước đó là quá nhiều bộ lạc không đoàn kết chống xâm lược, chưa phát triển được văn hóa đúng mức, chưa có một tổ chức chính trị và quốc gia vững chắc. Nếu MC xâm lăng VN thời mạt Lý thì chẳng biết kết quả ra sao?
    Vì không chính nghĩa nên các đế quốc La Mã, A lịch Sơn, Caliphate, Ottoman… rồi cũng tan rã. Đế quốc MC chiếm hơn già nửa thế giới (ngày đó), giết đến 40 triệu người (theo một số tài liệu- Wikipedia) cuối cùng cũng trở về chỗ cũ. Một Nã Phá Luân chinh phục khắp Âu Châu rồi cũng tan tành. Nhà Minh xâm lược Viet Nam ta cuối cùng cũng phải bỏ chạy. Quân Thanh mấy lần xâm chiếm Miến Điện, Việt Nam nhưng cũng chỉ rước lấy thảm họa. Đức quốc xã với chủng tộc siêu việt, đã đánh bại bao nhiêu quốc gia nhưng họ đã hưởng được gì? Người Nhật có tinh thần yêu nước cực độ vậy mà khi đi xâm lăng các nước Á Đông rồi còn có gì đâu? Sau thế chiến thứ hai, Pháp trở lại Việt Nam với sự hậu thuẫn của Mỹ, Anh và một số tay sai người Việt. Họ cậy có vũ khí tối tân để đè bẹp các lực lượng ái quốc dành độc lập với mã tấu, tầm vông vạt nhọn. Vậy mà trong suốt mấy năm đầu (1946-1949) người Pháp đã không tiêu diệt được lòng ái quốc của đại đa số dân tộc ta. Và cưối cùng, với sự trợ giúp của các nước CS, Việt Minh đã làm họ phải dương cờ trắng.
    Ngày nay, khi Mỹ tấn công Iraq 1991, thì họ có chính nghĩa,vì đánh bảo vệ nước nhỏ; đánh Afganistan thì họ cũng có chính nghĩa vì giệt khủng bố đã tân công Mỹ, nhưng đến lúc xâm lăng Iraq lần thứ hai họ đã đánh mất chính nghĩa rồi.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:40 pm

    Bàn về chuyện chiến thắng địch quân thì ta không khỏi phải nói tới các yếu tố cơ bản chiến lược trong binh thư Tôn Tử, nhất là các cuộc chiến tranh theo lối cổ điển.
    Tôn Tử có viết rằng: “Thứ nhất công tâm, thứ nhì công lương, thứ ba công đồn.”
    Nói như vậy Tôn Tử đã cho việc đánh nhau, quan trọng nhất là chiếm lòng người, và cuối củng mới đánh nhau thật sự trên chiến trường.
    1. Công Tâm:
    Công tâm là đánh về tâm lý, làm sao cho đại đa số dân chúng yêu thích mình, và sang hy sinh để đem đến vinh quang. Công Tâm cũng còn mục đích làm cho quân địch chán nản, hết muốn chiến đấu.
    Khi đã mến chuộng đường lối và nhìn thấy cái chính nghĩa thì dân chúng sẽ hết mình ủng hộ nhà lãnh đạo để chống quân xâm lược.
    Từ cổ chí kim, trên khắp thế giới, khi một nhóm nào muốn lật đổ một chế độ nào cũng đều đưa ra chiêu bài: “Phù X, diệt Y”. Thời Tam Quốc, khi Tào Tháo, Tôn Quyền đã có đất dung thân thì anh em Lưu Bị còn vất va vất vưởng. Khi vào đến Ba Thục nhờ vào lòng thương dân mà Lưu Bị đã lập được thế tam phân. Khi Quân Minh sang xâm lược nước ta, lúc đâù chúng thả các mảnh ván có ghi lại việc quân Minh sang là khôi phục nhà Trần. Với việc Quý Ly mới giết vua Thuận Tông, làm dân chúng còn oán ghét, nên VN bị chia rẽ không đồng tâm giết giặc. Vì vậy mà quân Minh đã thành công lúc đầu. Nhưng sau, Nguyễn Trãi lại dùng tâm lý để chiếm lòng dân, nên dân Việt ủng hộ. Sau này khi thấy đường lối vua Lê với các luật cấm binh sĩ không được hà hiếp, trộm cắp của dân thì dân ta lại càng triệt để tiếp tay đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi. Sau khi Karl Marx và Fredrick Angels phát hành quyển “Comminist Manifesto”, biết bao quốc gia đã lấy danh nghĩa “diệt bất công xã hội” mà lập nên các nước CS. Lý thuyết này nghe ra rất hay, nhưng làm sao xóa bỏ được hoàn toàn bất công trong xã hội? Khi xóa được lớp tư bản thì lại sinh ra lớp cán bộ. Trong cuộc chiến Nam-Băc 1954-1975, cả hai miền Nam, Bắc đều nỗ lực trong chiến tranh tâm lý. Tuy nhiên, nhân dân còn phải xem hành động và lời tuyên truyền có phù hợp nhau không? Nếu nói giúp người nghèo mà cứ hối lộ, buôn quan bán tước, nhậu nhẹt bê tha, ăn chơi xa xí, nhẩy nhót trụy lạc thì ai tin?
    Ngày xưa, thời Hán Sở tranh hùng, lúc quân Hán bị vây hãm gần đến lúc bị thua, thế mà nhờ tiếng sáo của Trương Lương làm lung lay tinh thần quân Sở; rồi kẻ trốn người đào binh và kết quả thua trận đó. Chắn hẳn ai cũng biết chuyện Khổng Minh khích tướng Tôn Quyền và Chu Du để hai người này phá 83 vạn quân Tào ở Xích Bích. Khi Mộc Thạnh đem quân sang nước ta, Bình Định Vương cho dẫn tù binh dưới tướng của Liễu Thăng cùng ấn tín của hắn cho Mộc Thạnh xem. Xem xong, Mộc Thạnh dẫn quân chạy về. Chưa đánh giặc đã tan. Đó chính là Công Tâm vậy.
    Tóm lại “Công Tâm” quả là quan trọng trong cuộc chiến tranh.
    Về Công Tâm, đời nhà Trần đã làm gì trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm ấy?
    Khi vua Trần Thánh Tông trị vì, cái hận thù về việc giết Lý Huệ Tông và sát hại tập thể dòng họ Lý của Trần Thủ Độ hai, ba mươi năm trước (MC đánh VN lần 1) đã lãng quên, khi đời sống nhân dân cơm no, áo ấm; cuộc sống thanh bình hơn đời Lý mạt. Ngoài ra, Vua Trần Nhân Tôn sau này còn tỏ ra rất hòa mình với các người lãnh đạo dưới quyền làm cho các quan trong triều mến phục. Đó chính là một loại chiến tranh “công tâm” rất hữu hiệu. Nếu mình làm lãnh đạo mà tỏ ra hống hách, xa cách thì ngay cấp trực thuộc cũng đã ghét mình rồi, huống hồ các từng lớp dưới cùng của xã hội? Nếu vua quan lúc ấy ăn tiêu phung phí, đàn áp nhân dân thì chưa chắc đã có những huy hoàng của dân tộc ta đâu. Những cuộc hội nghị Bình Than, Diên Hồng lại một lần nữa chứng tỏ rằng Nhà Trần rất có tinh thần dân chủ. Rồi từ đấy, toàn dân đều nhận thấy việc giữ vững non sông không phải chỉ là nhiệm vụ của triều đình, mà là nhiệm vụ của toàn dân.
    Sau khi Tướng Trần Khánh Dư diệt được đoàn thuyền chở binh lương ở Vân Đồn, Thượng Hoàng bàn với Hưng Đạo Vương thả một số tù binh về trại của Thoát Hoan. Đó là một đòn công tâm rất hữu hiệu, làm cho Thoát Hoan cùng tướng sĩ chỉ muốn chạy, hết còn tinh thần chiến đấu.
    Đối ngựơc lại với nhà Trần, MC đã không đưa ra được một chút chính nghĩa. Việc đưa Trần Di Ái về làm vua thì ai mà không bất mãn. Việc mượn đường sang đánh Chiêm lại càng không có một lý luận vững chắc. Nếu quân MC sang chiếm nước ta năm 1225 hay 1235, lúc Trần Thủ Độ mới hãm hại nhà Trần thì tình thế có thể thay đổi rồi.
    Tóm lại so về việc “Công Tâm” thì MC đã thua thấy rõ.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:41 pm

    2. Công Lương:
    Công Lương là đánh vào lương thực địch quân, làm địch quân đói tức phải thua hay không ăn tự phải rút, đó là chiến thuật của bao thời đại. Ta thường có câu: “Có thực mới vực được đạo”; nó bao gồm nhiều ý nghĩa.
    Các cuộc chiến ngày xưa hay nay vẫn thường tấn công vào đoàn tải lương. Trong Tam Quốc Chí, Khổng Minh bao lần đã chặn lương Ngụy, khiến quân đối phương lâm vào cảnh bi thảm. Thời Minh Thuộc, khi hoàng tử Trần Quý Khoách khởi nghĩa chống xâm lược (1409-1413) đã sai Tướng Đặng Dung đem quân ra đóng ở Hàm Tử, nhưng thiếu lương nên phải rút về Nghệ An. Sau này chính vua Trùng Quang (TQK) và tướnh sĩ thiếu lương nên bị thua. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Bình Định Vương Lê Lợi đã có lần sai Tứơng Đinh Lễ nhận lệnh của Bình Định Vương ra chặn 300 thuyền lương do tướng Minh Trương Hùng tiếp tế cho vùng Diễu Châu. Sau đến phiên Trần Nguyên Hãn cũng làm việc tương tự. Trong cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xã vào lãnh thổ Liên Xô, cũng đã bị chiến thuật “Tiêu Thổ Kháng Chiến” làm cho Đức bị khó khăn. Đến cuộc chiến dành độc lập của Việt Nam 1946-1954, Việt Minh cũng đã áp dụng chiến thuật này. Tất cả đêù mang một kết quả mong muốn.
    Vua Lê Lợi ra chặn quân Minh vượt sang Lạng Sơn, ông áp dụng chiến thuật “Vườn Không Nhà Chống”. Nếu giặc đến thì đốt hết ruộng vừơn bỏ nhà bỏ cửa, để giặc không thể tìm ra đồ ăn nuôi chúng. Đây chính là chiến thuật “Tiêu Thổ Kháng Chiến” mà Liên Xô và Việt Minh áp dụng sau này.
    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam-MC, nhà Trần đã làm gì trong việc Công Lương?
    Lúc quân MC sắp tràn sang, Hưng Đạo Đại Vương đã ra lệnh dân các vùng giặc qua tản cư bỏ Vườn Không Nhà Chống. Vì vấn đề ấy, MC phải hoàn toàn tùy thuộc vào đoàn tải lương. Nếu không có lương thì phải đi ăn cướp, tức là phạm vào điều Công Tâm và như vậy làm dân ghét. Ô Mã Nhi đã từng làm việc ấy. Kết quả, việc Công Lương đã đưa MC đến chỗ thua cuộc chiến lần thứ ba, khi đoàn thuyền tải lương của Trương văn Hổ bị Tướng Trần Khánh Dư đánh chìm.
    Không phải nói, MC cũng thua luôn cuộc chiến “Lương Thực”.
    Ngày hôm qua, trong lúc gấp gáp viết có nhiều lỗi chính tả, một phần vì key board chữ “n” không nhạy lắm và một câu văn viết lộn xộn. Vì lý do đó, trong phần trả lời bạn BB và bác Sơn Điền chữ “nhiều” đã thành chữ “hiều” và chữ “ơn” thành chữ “ơ”. Trong phần cuối của bài Công Tâm, xin đính chính đoạn văn sau: “…1225 hay 1235, lúc Trần Thủ Độ mới hãm hại nhà Trần” xin đồi “nhà Trần thành nhà Lý”.
    Riêng bài viết về Công Lương: đoạn nói về tướng Đinh Lễ xin sửa lại như sau: “Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Bình Định Vương Lê Lợi đã có lần sai Tứơng Đinh Lễ ra chặn 300 thuyền lương do tướng Minh Trương Hùng tiếp tế cho vùng Diễu Châu.”
    Xin cáo lỗi cùng quý vị.
    Cám ơn bác Khách đóng góp. Để khi có thì giờ sẽ phúc đáp sau. Trong những vị đọc bài này có nhiều vị sẽ không đồng ý, và đương nhiên cũng có nhiều vị phần nào đồng ý quan điểm của tôi. Xin quý vị đóng góp trả lời hộ.
    Cám ơn.

    3. Công Đồn:
    Khi nói tới Công Đồn là tấn công vây hãm thành trì địch quân. Khi nói tới Công Đồn ta còn hình dung ngay các cuộc chiến đấu bằng vũ khí khi hai bên đối diện. Vậy Công Đồn cũng còn đồng nghĩa với sự trực tiếp đương đầu trên mặt trận.
    Khi nói tới việc công phá thành trì, thì quân giữ thành giữ ưu thế ở Địa Lợi. Trong khi quân bao vây giữ ưu thế về Thiên Thời, vì đánh lúc nào tùy ý họ. Nếu các bạn đã xem phim Helen de Troi (Troy- 1960’s hoặc mới đây), thì chắc còn nhớ chuyện con ngựa gỗ khổng lồ. Quân Hy Lạp tấn công mãi mà không hạ nổi thành vì ưu thế địa lợi, sau phải dùng kế bỏ rơi một con ngựa gỗ, mà bên trong có lính Hy Lạp khi rút lui. Vì con ngựa là biểu tượng cao quý của người Hy Lạp, quân thành Troy ra đem về cho đó là một biểu tượng của sự chiến thắng. Nửa đêm, lính Hy Lạp bò ra khỏi ngựa gỗ, mở cửa thành cho lính mình vào. Cùng thời gian trước 1975, chắc các bạn cũng say mê câu chuyện “Thần Điêu Đại Hiệp” của Kim Dung. Câu chuyện có nhắc lại việc tử thủ thành Tương Dương. MC tấn công mãi không được sau phải nhờ kế nội ứng mới xong.
    Một vị tướng thấy quân mình thiện chiến, khỏe mạnh, vũ khí dồi dào muốn đánh địch quân lúc nào là đánh thì không phải là tướng tài. Người đó chỉ có giỏi đem quân nướng cho vị tướng biết am tường mọi việc.
    Chuẩn bị cho một chiến thắng quân sự, một vị tướng tài ba phải nắm vững nhiều yếu tố, trong đó có ba nguyên tắc mà Binh Pháp Tôn Tử đã ghi “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa” và vài điểm nữa mà tôi xin mạn phép đưa ra cho các vị cùng bổ xung. Nói chung tất cả các yếu tố là:
    • Thiên Thời.
    • Địa Lợi.
    • Nhân Hòa.
    • Chiến Thuật.
    • Binh Sĩ.
    • Tình Báo Gián Điệp.
    • Vũ Khí.
    • Đoán Suy Luận Lý Đối Phương.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:41 pm

    Ngày hôm qua, trong lúc gấp gáp viết có nhiều lỗi chính tả, một phần vì key board chữ “n” không nhạy lắm và một câu văn viết lộn xộn. Vì lý do đó, trong phần trả lời bạn BB và bác Sơn Điền chữ “nhiều” đã thành chữ “hiều” và chữ “ơn” thành chữ “ơ”. Trong phần cuối của bài Công Tâm, xin đính chính đoạn văn sau: “…1225 hay 1235, lúc Trần Thủ Độ mới hãm hại nhà Trần” xin đồi “nhà Trần thành nhà Lý”.
    Riêng bài viết về Công Lương: đoạn nói về tướng Đinh Lễ xin sửa lại như sau: “Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Bình Định Vương Lê Lợi đã có lần sai Tứơng Đinh Lễ ra chặn 300 thuyền lương do tướng Minh Trương Hùng tiếp tế cho vùng Diễu Châu.”
    Xin cáo lỗi cùng quý vị.
    Cám ơn bác Khách đóng góp. Để khi có thì giờ sẽ phúc đáp sau. Trong những vị đọc bài này có nhiều vị sẽ không đồng ý, và đương nhiên cũng có nhiều vị phần nào đồng ý quan điểm của tôi. Xin quý vị đóng góp trả lời hộ.
    Cám ơn.

    3. Công Đồn:
    Khi nói tới Công Đồn là tấn công vây hãm thành trì địch quân. Khi nói tới Công Đồn ta còn hình dung ngay các cuộc chiến đấu bằng vũ khí khi hai bên đối diện. Vậy Công Đồn cũng còn đồng nghĩa với sự trực tiếp đương đầu trên mặt trận.
    Khi nói tới việc công phá thành trì, thì quân giữ thành giữ ưu thế ở Địa Lợi. Trong khi quân bao vây giữ ưu thế về Thiên Thời, vì đánh lúc nào tùy ý họ. Nếu các bạn đã xem phim Helen de Troi (Troy- 1960’s hoặc mới đây), thì chắc còn nhớ chuyện con ngựa gỗ khổng lồ. Quân Hy Lạp tấn công mãi mà không hạ nổi thành vì ưu thế địa lợi, sau phải dùng kế bỏ rơi một con ngựa gỗ, mà bên trong có lính Hy Lạp khi rút lui. Vì con ngựa là biểu tượng cao quý của người Hy Lạp, quân thành Troy ra đem về cho đó là một biểu tượng của sự chiến thắng. Nửa đêm, lính Hy Lạp bò ra khỏi ngựa gỗ, mở cửa thành cho lính mình vào. Cùng thời gian trước 1975, chắc các bạn cũng say mê câu chuyện “Thần Điêu Đại Hiệp” của Kim Dung. Câu chuyện có nhắc lại việc tử thủ thành Tương Dương. MC tấn công mãi không được sau phải nhờ kế nội ứng mới xong.
    Một vị tướng thấy quân mình thiện chiến, khỏe mạnh, vũ khí dồi dào muốn đánh địch quân lúc nào là đánh thì không phải là tướng tài. Người đó chỉ có giỏi đem quân nướng cho vị tướng biết am tường mọi việc.
    Chuẩn bị cho một chiến thắng quân sự, một vị tướng tài ba phải nắm vững nhiều yếu tố, trong đó có ba nguyên tắc mà Binh Pháp Tôn Tử đã ghi “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa” và vài điểm nữa mà tôi xin mạn phép đưa ra cho các vị cùng bổ xung. Nói chung tất cả các yếu tố là:
    • Thiên Thời.
    • Địa Lợi.
    • Nhân Hòa.
    • Chiến Thuật.
    • Binh Sĩ.
    • Tình Báo Gián Điệp.
    • Vũ Khí.
    • Đoán Suy Luận Lý Đối Phương.
    a/. Thiên Thời:
    Người tướng giỏi phải biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái. Nếu giặc đánh hay ban ngày thì ngày ta trốn rồi tấn công ban đêm; nếu giặc có tài đánh nhau mùa lạnh ta tránh đối diện với chúng trong mùa đông lạnh giá mà công kích chúng mùa hè nóng nực; nếu giặc thiện chiến lúc trời khô thì lúc trời khô ráo ta lui binh và đợi mưa tầm tã thì ta tiến tới…
    Ai mà không nghe tới danh Nã Phá Luân? Ông ta là một tướng giỏi, nhưng vẫn không hoàn toàn. Ông ta phải biết rằng mùa đông bên Nga lạnh buốt xương tủy. Đoàn quân bách chiến, bách thắng của ông đã muối thân trong tuyết lạnh rồi cuối cùng tan rã tại Mạc Tư Khoa. Vậy mà Đức Quốc Xã không học được bài học đó, để rồi mấy trăm ngàn quân đã ngã gục trong tuyết trắng hay bị cầm tù tại thành phố Stalingrad và cuộc cờ thay đổi? Quân MC đã tấn công Miến Điện mấy lần mà chịu không nổi thời tiết, mãi sau mới chiếm được. Quân Thanh Sau này cũng muốn xâm lăng nước này mà cuối cùng phải bỏ vì thời tiết khắc nghiệt. Trong cuộc chiến Nam Bắc 1954-1975, CS đã lợi dụng thời tiết như tối trời, mưa mùa để tấn công quân đội VNCH vì không quân bị giới hạn; vận chuyển cơ giới khó khăn.
    Có khi ta chọn thời gian trong một ngày cũng có nhiều lợi thế.
    Trong khoảng thời gian 1956-1960, tôi còn nhớ được xem một cuốn phim về vua Solomon, ngừơi cai trị vùng đất Euphrates (Iraq) đến tận Ai Cập trong khoảng năm 960 BC.
    Trong một trận đánh, vua Solomon bị đại bại, chỉ còn vài ngàn quân chạy. Ông dẫn quân băng qua cánh đồng cỏ rộng mênh mông, vượt qua một con sông cạn, nhưng vách sông thẳng đứng cao đến 10 m. Khi qua con sông thì đến một quả đồi, cũng vừa lúc người ngựa cùng mệt lả. Ông cho dừng chân nghỉ ngơi. Nhìn địa thế, ông biết đến đây là tuyệt địa, không còn đường sống. Ông phải nghĩ cách thoát hiểm.
    Lúc ấy kỵ binh, chiến xa quân địch cũng dừng chân ở bên kia cánh đồng, vì tối trời và chuần bị cho trận đánh kết thúc vào sáng hôm sau.
    Mặt trăng từ từ nhô lên ở phương đông nơi địch quân trùng trùng bao vây. Ông cũng như tất cả tướng sĩ đã vô cùng tuyệt vọng. Bất chợt ánh sang mặt trăng phản chiếu lên một lưỡi kiếm làm ông nghĩ ra một kế. Ông liền cho tướng sĩ biết rằng: đêm hôm trước ông mơ thấy một vị thần đến báo ông sẽ thắng trận vào ngày hôm sau. Nhưng với điều kiện tất cả tấm kiên đồng của binh lính phải đánh thật bóng một mặt. Do đó ông truyền lịnh tất cả phải đánh bóng chiếc kiên của mình một mặt thôi, nếu ai không thi hành sẽ bị chém đầu. Đêm hôm ấy, binh lính ông hì hục lấy cỏ, đất cát đánh bong kiên theo lời dặn.
    Sáng sớm hôm sau, ông cho binh lính ngồi theo hàng lối, lớp trên, lớp dưới, kiên bóng hướng về phía trong người. Mặt trời từ từ mọc, kỵ binh cùng chiến xa địch ào ào vựơt qua cánh đồng cỏ mênh mông. Khi đoàn quân như hổ như beo ấy cách dòng sông cạn vài chục thứơc, ông ra lệnh quay tấm kiên bóng lọng ra ngoài. Ánh sáng mặt trời ở hướng đông phản chiếu lên các tấm kiên và hắt ngược lại phía địch quân. Địch quân không còn phân biệt được phía trước có chướng ngại vật gì, nên cả đoàn quân vẫn ầm ầm tiến về phía trước rồi lao đầu xuống đáy dòng sông cạn.
    Trong yếu tố thiên thời này còn một yếu tố bất ngờ. Lúc giặc nghĩ rằng không ai đánh nhau thì mình đánh. Năm 1789, khi mùa xuân gần tới, quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu chuẩn bị đón xuân. Quân Thanh biết dân ta cũng ăn tết nguyên đán như họ và tướng sĩ của Nguyễn Huệ đang ở nước Quảng Nam, xa xôi nghìn trùng (Thời ấy, Càn Long gọi đàng trong là nước Quảng Nam). Có gì mà phải lo! Vua Quang Trung đánh đúng tâm lý đó, nên cho quân ăn tết trước, rồi tiến nhanh như vũ bão với cách hành quân mà chưa bao giờ được dùng tới (Phải có bằng phát minh cho vua Quang Trung về cách hành quân này). Khi quân tướng nhà Thanh đang rượu chè vui thú với các ngày xuân thì quân ta đã lù lù tiến vào. Chiến thắng này là do yếu bất ngờ.
    Chiến Tranh VN-MC.
    Ta biết rằng ở Bắc Việt, theo âm lịch tháng 10 thì mát, mùa đông thì lạnh thì đến tháng hai, ba trời mát, và còn lại là nóng, mưa hay ẩm ướt.
    Trong cuộc xâm lăng lần thứ hai MC xua quân sang VN vào tháng giêng và lần thứ ba vào tháng 9 (âm lịch). Trong cả hai lần ấy, thời khí hậu rất tốt để họ tấn công ta, nhất là mùa đông ta co ro còn họ thì thích thú vì khí hậu ở Trung Hoa hay Mông Cổ lạnh hơn nước ta nhiều. Lúc ấy, Hưng Đạo Vưong (HĐV) cho rút nhiều hơn là đánh, để bảo toàn lực lượng. Ngài đã nói nếu đánh không nổi thì trốn vào rừng, cấm không hàng giặc. Nếu một ông tướng háo thắng cố đánh đến cùng thì đâu còn quân mà phản công.
    Đến mùa hè, thời tiết thay đổi, quân MC không chịu nổi khí hậu này vì ngày xưa ta cứ nói đó là lam sơn chướng khí. Nhưng thật ra tất cả đều do khoa học mà ra cả. Vào mùa này cây cối nở hoa, làm các nhị hoa theo gió bay đi khắp nơi, quân MC mới sang bị dị ứng chịu không nổi. Thêm vào đó các vi khuẩn cũng tìm môi trường điều hòa nhất để sinh sống, lúc giao mùa từ nóng sang lạnh hay ngược lại. Đó chính là cơ thể người ta, vì trong con người ta nhiệt độ không thay đổi. Dân ta sinh sống nơi đây lâu, sự miễn nhiễm tốt hơn nên ảnh hưởng ít; quân MC từ xa tới chưa được miễn nhiễm nên bị ảnh hưởng nhiều hơn. Giả sử quân MC đã chiếm được nước ta nhiều năm thì sự đề kháng cơ thể của họ với thiên tốt hơn nhiều, lúc đó rất khó cho ta. Chuyện quân Minh chiếm nước ta 10 rồi Lê Lợi mới khởi nghỉa, nên đã vất vả thêm 10 năm, không lợi dụng được sự mệt mỏi của giặc lúc giao mùa.
    Lúc ấy, HĐV thấy quân địch bị yếu đau, liền cho quân ta phản công. Các vị cứ tưởng tượng tới cảnh một người lính MC, đang nhức đầu chóng mặt mà phải cầm môt cây cung ra trận, thì thấy họ khổ tâm chừng nào. Vừa dơ cung lên, định buông dây thì hắt hơi một cái. Chẳng hiểu mũi tên ấy đi đâu? Tướng Trần Khánh Dư để đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đi qua rồi tấn công đoàn lương của Trương v Hổ là áp dụng yếu tố bất ngờ phục kích.
    Nói như vậy Nhà Trần đã áp dụng vào Thiên Thời để chiến thắng vậy.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:42 pm

    2. Địa Lợi:

    Địa Lợi là lợi thế của vùng đất khi ta chọn làm địa điểm giao tranh. Có nơi lợi cho vũ khí nặng; có chỗ thì tốt cho kỵ binh; có vùng dễ làm nơi phục kích…Một vị tướng giỏi phải biết lựa chọn điểm giao tranh, hay tránh giáp trận, hoặc tùy theo địa thế mà xắp trận, lập thế đánh. Trung Quốc có câu: “Cùng Khấu mạc truy. Dị lâm mạc nhập.” (giặc ở đường cùng đừng đuổi. Rừng lạ chớ nên vào) ý là địa lợi cho đối phương vậy.
    Câu chuyện của vua Solomon trên cũng chứng minh rằng, khi nhìn vào lợi thế về địa lý và thời gian mà ông đã phá được giặc.
    Việt Nam cũng có một chuyện đau đớn về thất địa lợi. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Lúc đầu, Việt phá được một số thành trì, rồi thừa thắng tiến thẳng về quốc đô nước này. Chế Bồng Nga lập mưu dụ vua Trần vào thành Đồ Bàn. Vua đã bị quân Chiêm phục kích bắn chết. Đó là sự sai lầm khi đến chốn lạ, mình chưa biết đâu là nhà dân; đâu là trại lính; nơi nào có thể bị phục kích. Nhưng sau, vua Lê Thánh Tông gần đến đây, Ngài cho vẽ bản đồ để tiện việc nghiên cứu. Thật là một sự suy nghĩ chính chắn và Ngài đã thắng.
    Một địa điểm rất tốt cho kỵ binh là các vùng đồi núi thoai thoải, cây cối không cao quá một thứơc. Nhưng một yếu tố khác ở đây là nhiều cỏ tranh, và cây ràng ràng, một loài ráng, lại thêm vài chỗ có những mảng lau lách. Dân miền trung và bắc VN dùng cỏ tranh lợp nhà và thân ràng ràng làm dế đựng nồi. Các loài cây này mọc lan tràn dài có khi vài cây số xen trên các bãi cỏ bằng bặn. Đến mùa khô từ tháng 11 đến đầu tháng 4, ba loài cây này có rất nhiều lá khô. Nếu tướng, nhất là tướng kỵ binh biết điều này thì không nên vào vùng đó, vì có thể bị hỏa công.
    Việc phòng thủ một địa phương, người ta đã nghĩ ra việc xây thành, đắp lũy. Đời Xuân Thu các nước Tần, Chu, Triệu, Yên… cũng đã xây các bức tường thành chống Hung Nô; đời Tần tăng cường, đến đời Minh chỉnh trang, để rồi ngày nay ta có dịp xem Vạn Lý Trường Thành. Ở Âu Châu hay các nước Á Rập, Ấn Độ cũng thế. Khi giặc dùng thang để leo lên thành, hay làm các chiến tháp cao hơn mặt thành, có bánh xe để đẩy, dùng đổ quân, người ta lại nghĩ tới việc bên ngoài thành đào các hào sâu.
    Tại các làng mạc ngoài bắc dân chúng thường trồng tre gai, làm cổng để bảo vệ làng. Thành ở VN nổi tiếng là thành Cổ Loa được xây từ thời An Dương Vương, 257 BC. Rồi thời Nam Bắc phân tranh có Lũy Thầy, Lũy Đồng Hới do Đào Duy Từ xây đã ngăn chặn bao cuộc tấn công của quân Trịnh, để đến nỗi lính Trịnh phải thốt lên “Thứ nhất lũy Thầy, thứ nhì đầm lầy Võ Xá”.
    Đến thời đại này, khi đi đến đâu, quân đội cũng đào hầm, giăng dây kẽm gai, mục đích để có lợi địa khi lâm trận.
    Trong lịch sử cổ kim, không biết bao lần một phía dụ địch vào nơi hiểm yếu để phục khích như Khổng Minh đốt quân Tào và trận Tụy Động mà quân Lê đánh quân Minh. Năm 1949, VM phục kích Pháp ở Lạng Sơn rồi đến năm 1950 ở sông Lô đều là do điạ lợi và bất ngờ.
    Ta biết rằng ở Bắc Việt, theo âm lịch mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng tư đến cuối tháng 9. Tháng 9 âm lịch, lúa mùa chín, dân ta lo đi gặt lúa. Lúc ấy, đồng bằng Bắc Việt khô khan, trừ một số đồng chiêm, sâu hơn quanh năm ngập nước. Sau mùa gặt lúa, cắt rạ, các cánh đồng một mùa trở nên khô khan bằng phẳng. Ngay tại các vùng chung quanh Hà Nội, trên các cánh đồng dân chúng chuẩn bị trồng rau, cải, đậu, khoai… vì không có nước trồng lúa (Tôi thường ra đê Yên Phụ ven sông Hồng đẩy xe củi về nên biết điều ấy). Từ tháng 11 đến tháng tư thì các dòng sông còn rất ít nước, kể cả sông Hồng; nước rút xuống tận đáy. Đây là địa lợi cho kỵ binh và vũ khí nặng.
    Khi MC vào nước ta, thì lúc đất đai khô ráo nên chúng có phần lợi thế. Đoàn kỵ binh của họ có thể tiến nhanh như gió cuốn; đại bác của họ cũng dễ bề di chuyển. Cần phải vượt sông thì nước cạn, sông hẹp. Lúc mới sang, quân MC còn rất hồ hởi, sức mạnh trẻ tre và trùng trùng, điệp điệp, đoàn này sau đoàn kia. Nếu đương đầu thì thật bất lợi. Cũng như hai võ sĩ, một mạnh, một yếu đánh nhau. Khi võ sĩ có sức mạnh mới tung ra một quyền mà người yếu dơ tay gạt liền thì có thể bị đau và còn có khi què là khác, vì dùng cương chống cương. Tốt nhất, người yếu phải tránh cú đấm thôi sơn đó, hay dùng tay đẩy tay đối phương đi lệch hướng một chút, để cú đấm ấy không đánh đúng chỗ hiểm. Đợi quyền đối phương hết đà thì ta phóng tay phản kích. Nếu lấy trứng trọi đá thì thua là chắc. Đó là lấy thế tám lạng bạt ngàn cân hay lấy lẹ làng và đúng lúc để khắc chế vũ lực vậy.
    Ta thấy những lúc thấy địch có lợi thế, HĐV cho đánh cầm chừng rồi lui quân cũng là thế 8 lạng bạt ngàn cân trên.
    Đến mùa mưa, lúc ấy đất đai trở thành bùn lầy, rất khó khăn cho kỵ binh; còn các khẩu đại pháo MC, nặng cả vạn cân bây giờ chỉ là các khối kim loại vô dụng; chúng chĩa về nam, mà ta tấn công từ đông lấy ai mà quay nổi các khối kim loại khổng lồ ấy trong bùn lầy? Hơn nữa, mùa này, cây cối xanh tươi, rậm rạp nhiều nơi để lính ta ẩn núp, phục kích, đánh bất ngờ. Đây là lúc phản công!
    Tóm lại, nhà Trần đã áp dụng triệt để yếu tố địa lợi vậy.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:42 pm

    3. Nhân Hòa:

    Nhân hòa là một yếu tố không thể thiếu được trong chiến tranh. Trong các cuộc chiến gần đây ta vẫn nghe kêu gọi toàn dân đoàn kết. Nó chính là yếu tố nhân hòa vậy, tựa như bẻ đũa không thể bẻ cả nắm.
    Sau thế chiến thứ hai, dân tộc Do Thái được sự bảo trợ của các nước Tây phương, nhất là Hoa Kỳ lập ra một quốc gia giữa vùng của dân tộc Á Rập theo đạo Hồi. Lúc ấy các quốc gia Á Rập đã hết sức phản đối, rồi một cuộc chiến giữa 3 triệu dân Do Thái và hơn 100 triệu dân Á Rập của các nước: Ai Cập, Jordan, Iran, Iraq, Syria, Libia…đã diễn ra. Với yếu tố nhân hòa, toàn dân Do Thái quyết tâm giữ nứơc; đàn bà cũng được lập thành đạo ngũ quân đội. Do Thái đã đẩy lui bao cuộc xâm lăng. Nổi danh nhất là trận chiến 6 ngày, năm 1967. Lẽ dĩ nhiên, Do Thái đã được viện trợ rất nhiều về vũ khí, đạn dược, lương thực… cùng cung cấp tin tức tình báo từ Tây phương, nhất là Hoa Kỳ. Nhưng phải nói nhân dân không đoàn kết, không quyết tâm thì không thắng được.
    Trong hai cuộc thế chiến, Mỹ đã tham gia khi toàn dân ủng hộ vì hoàn toàn có chính nghĩa, và đem lại thắng lợi cuối cùng. Cả thế giới, lúc đó, đã coi Hoa Kỳ như là một hero.
    Nước TQ, trong thập kỷ 1930 khi Tưởng Giới Thạch làm Tổng Thống, nhưng không kiểm soát được tất cả đất nước. Chỗ thì do CS kiểm soát; vùng thì bị các tướng lãnh chuyên quyền, tạo ra thế sứ quân nên năm 1931 Nhật Bản sang chiếm Mãn Châu không ngăn cản nổi. Rồi cuối cùng Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh lần lựơt rơi vào tay người Nhật. Một trận thảm sát kinh hoàng ở Nam Kinh năm 1937 đã làm rung động thế giới. Đó chẳng qua là thiếu mất yếu tố nhân hòa trong người TQ, nên mới có một kết quả tang thương như vậy.
    Lúc quân Minh sang VN ta cũng bị trường hợp trên, vì có nhiều người muốn chống, nhưng cũng vô số kẻ không. Hình ảnh Hồ Qúy Ly tàn ác vài năm trước vẫn làm người dân chán ngán, dù ông ta cũng có tài và có lòng yêu nước. Khi nhận thấy nhà Minh có triệu chứng muốn xâm lược, vua nước ta Hồ Hán Thương triệu tập hội nghị bá quan văn võ để dò la ý kiến hòa hay chiến. Tả tướng quốc là Hồ Nguyên Trừng nói: “Tôi không sợ đánh, mà chỉ sợ dân không theo.” Thượng Hoàng Hồ Quý Ly, thưởng cho Nguyên Trừng chiếc hộp vàng vì câu nói chí lý đó. Như vậy, nhà Hồ cũng đã biết không thắng nổi nhà Minh vì nhân tâm không hợp nhất. Quý Ly chiếm thiên hạ không đúng thời.
    Sau các lần làm hero, Hoa Kỳ cũng đã nhúng tay vào cuộc chiến VN. Lúc đầu dân chúng Mỹ ủng hộ, nhưng rồi có những cặp mắt nhìn chiến tranh này không phải là điều cần được phải làm, nên từ giữa thập niên 60 đã bùng nổ những cuộc biểu tình phản chiến. Có những cuộc biểu tình phản chiến lôi kéo tới 300000 người tham dự. Đến ngày 4 tháng 5, 1970, vệ binh quốc gia can thiệp cuộc biểu tình tại đại học Kent State University, giết chết 4 sinh viên. Từ đó ý chí chiến đấu bị chia rẽ, nó cũng giúp vào phần nào cho sự triệt thoái của Mỹ khỏi VN. Nhưng bài học đó, người Mỹ vẫn chưa thuộc.
    Nhà Trần đã làm gì để có Nhân Hòa? Như tôi đã bàn trên, qua hai lần hội nghị Bình Than và Diên Hồng quân dân một lòng chống ngoại xâm. Nhà Trần đã biết áp dụng yếu tố nhân hòa trong cuộc kháng chiến chống MC. Lịch sử nước ta qua nhiều lần thử thách đã chứng tỏ điều này như thời Minh thuộc hay Pháp thuộc.
    Ngược lại, MC đã bị tội xâm lăng dân không ưa, mà Thoát Hoan còn sai Ô Mã Nhi đi ăn cướp lương thực thì làm sao để tạo nhân hòa?
    Ai thắng ai thua đã thấy rõ.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:42 pm

    4. Chiến Thuật.
    Chiến Thuật rất quan trọng. Một tướng giỏi khi biết tình hình hai bên, đất đai, địa thế, mưa gió, nắng khô sẽ quyết định một trận đánh mà có thể lấy ít thắng nhiều. Nói tới chiến thuật thì thật là thiên biến vạn hóa.
    Tôi xin mạn phép quay lại chuyện, nữ tướng Boudica.
    Sau khi Boudica chiến thắng liên tiếp nhiều lần, Govergner La Mã ở Anh Quốc là Gaius Suetonius Paulinus đem theo một số tướng và 10000 quân lên chặn quân Anh. Nữ tướng Boudica lúc ấy có khoảng trên 200000 quân. Hai bên giàn trận trên một cánh đồng gần cánh rừng thưa.
    Khắp nơi, chỗ nào cũng thấy quân của nữ tướng Boudica, hò hét vang trời. Boudica và hai người con gái cỡi chiến xa do ngựa kéo chỉ huy trận đánh. Quân La Mã không tiến vào rừng, mà đứng sát nhau, sắp thành hàng theo dạng một chiếc đe. Lớp lính đó được chia thành 3 lớp. Lớp nhoài cùng dùng kiên lớp trên, lớp dưới làm thành một bức tường thành che cho các lớp trong. Lớp thứ hai dùng giáo dài và lớp thứ ba dùng lao.
    Quân Anh tuy đông gấp hơn 20 lần nhưng ô hợp; thấy giặc là xông lên đánh không có một chiến thuật nào. Trong khi quân La Mã cứ đứng yên; lớp trong dùng lao ném cầu vồng ra, lớp thứ hai dùng giáo đâm tới khiến quân Anh lên lớp nào chết lớp ấy. Một thời gian quân La Mã hết lao để ném, họ cho quân vẫn xếp liền nhau thành một khối và tiến tới. Khi di chuyển một đỗi, họ lại ngừng thu nhặt các chiếc lao còn cắm trên các tử thi ngừơi Anh và tiếp tục chiến thuật, trong ném ngoài đâm.
    Cuối cùng toàn thể đoàn quân của Boudica bị tiêu diệt. Nữ tướng Boudica sau này uống thuốc độc tự tử. Viết đến đây, tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm vị anh thư cùng chung số mạng với hai Bà Trưng của dân tộc mình.
    Trong thời gian nước ta còn được gọi là Văn Lang, dưới thời các vua Hùng dựng nước, thì bên vùng đất gọi là Macedon (Tây bắc Athens, Hy Lạp ngày nay) có một thiên tài quân sự tên là Alexander the Great ( Đại Đế A lịch Sơn-ALSĐĐ). Ông đã nắm binh quyền, chỉ huy từ lúc 18 tuổi và đã ngự trị một đế quốc rộng lớn từ năm 336 đến 323 trước công nguyên.
    Lúc đầu, ALSĐĐ, dẫn một đạo quân 40000 người từ Hy Lạp vượt Aegean Sea sang chinh phục vùng Tiểu Á (khoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ- và đất Palestine ngày nay). Tại đây, ông đã đụng độ với một lực lượng đông hơn của vua nước Ba Tư (Persia), một đế quốc bao gồm từ bờ biển Địa Trung Hải đến Pakistan. Tuy nhiên, với chiến thuật tài tình, ALSĐĐ đã đánh bại đạo quân này. Chẳng bao lâu sau ông đã kiểm soát được vùng đất đai ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Syria, Do Thái và Jordan. Ông quay xuống phía nam và được dân Ai Cập chào đón. Tại đây, ông cho lập hải cảng lừng danh Alexanderia. Ông quay lên phía bắc để tiến đến vùng đất của Iraq ngày nay, ông lại đụng độ với quân của Đế Quốc Ba Tư, và do chính vị vua Darius III chỉ huy. Đây là một lực lượng khổng lồ, với 200000 quân, cùng chiến xa do ngựa kéo và trục bánh xe có nhiều lữơi dao. Khi xe này xông vào quân thù các lưỡi dao quay tít theo bánh xe, chém cụt chân của lính cùng ngựa đối phương. Làm sao ALSĐĐ có thể đương đầu với một lực lượng đông gấp 5 lần và có thượng phong về vũ khí?
    Ông dàn quân thành ba đội như sau:
    - Đội thứ nhất gồm toàn là binh lính trang bị với trường thương. Đội này được chia ra nhiều tiểu đội. Mỗi tiểu đội gồm chừng vài chục người, sắp theo hàng bốn hay năm, thương chĩa về phía trước. Tiểu đội này đứng cách tiểu đội kia chừng 4, 5 thước tây.
    - Đội thứ hai là bộ binh nhanh nhẹn, trang bị với cung tên, đoản đao, và dây ném đá. Dây ném đá là một sợi dây làm bằng da thú vật, dài khoảng 1 thứơc và hai đầu nối với một miếng da lớn bằng bàn tay người VN trung bình. Khi muốn tấn công, ngừơi lính để cục đá vào miếng da, rồi cầm đầu kia quay cho đến khi có tốc lực khá cao thì bung cục đá ra. Vì sức li tâm lớn nên cục đá đi xa hơn mình ném nhiều.
    - Đội thứ ba là kỵ binh, trang bị, cung, thương và sau lưng là thanh đoản kiếm. Đội này do chính Alexander chỉ huy.
    Hai bên dàn quân trên một cánh đồng cỏ khô khan.
    Sau khi đội thứ nhất dàn quân xong, ALSĐĐ cưỡi ngựa dẫn đoàn kỵ binh đi song song với đoàn quân của Ba Tư, vượt vào một ngọn đồi thoai thoải vừa đất vừa đá lẫn lộn.. Vận tốc của đội kỵ chạy rất chậm và song song với đội kỵ binh là đội bộ binh thứ hai. Đối với quân của Darius III thì đội thứ hai ở phía sau của đội kỵ binh. Vì thế bên Ba Tư nhìn sang thì chỉ thấy kỵ binh, chứ không thấy bộ binh phía sau.
    Vì một lần đã bị bại nên vua Ba Tư không dám khinh thường. Sợ kỵ binh Hy Lạp bất kỳ xuất ý tấn công sang phía hông, vua Ba Tư cho đội kỵ binh cũng chạy chầm chậm song song với quân Hy Lạp. Đồng thời, ông cho đội chiến xa xông sang phía đội thứ nhất của ALSĐĐ. Thấy thế trận đã đúng như dự liệu, ALSĐĐ cho đội kỵ mã đổi đuôi làm đầu, đổi đầu làm đuôi, xông thẳng vào trung quân Ba Tư. Lúc ấy đội kỵ binh Ba Tư đã khá xa trung quân, và đội quân xa cũng đang lâm trận, nên chỉ còn bộ binh hộ giá nhà vua Darius III của Ba Tư. Quân kỵ binh Ba Tư muốn quay đầu lại thì phải nghe lời chủ tướng mà chủ tướng thì ở tít mù khơi nên lung túng chẳng biết làm sao. Cùng lúc đó, toán thứ hai của ALSĐĐ xông ra, dùng cung tên, đoản đao và ném đá tấn công chặn đường rút cùa kỵ binh Ba Tư. Toán kỵ binh này xông lên đánh thì bị bất lợi vì đất đá gập ghềnh, do đó không thể về cứu giá được.
    Bây giờ lại nói tới đội thứ nhất giao tranh với chiến xa của Ba Tư. Khi một chiến xa được ngựa kéo sang địch quân. Lẽ dĩ nhiên con ngựa và người điều khiển chẳng ngu mà đâm vào các mũi thương nhọn hoắt. Ngựa chọn chỗ nào chống nhất thì chạy vào, đó chính là khoảng giữa của hai tiểu đội trường thương. Nhưng chạy qua một đỗi thì lưng của ngừơi điều kiển đưa ra làm bia của những cây thương phía cuối của đội này. Chỉ khoảng nửa buổi thì đoàn chiến xa bị tiêu diệt.
    Trong khi đó, ALSĐĐ và toán kỵ binh đã xông đến trung quân, đám bộ binh hộ giá vua Ba Tư không phải là đối thủ của bỵ binh, hàng ngũ rối loạn. Một lúc sau, người kỵ xa điều kiển xe cho vua Darius III bị trúng tên. Thấy bấn quá vua Ba Tư vội vàng cho xe chạy trốn. Kết quả nước này bị ALSĐĐ thôn tính.
    Qua hai câu chuyện vừa kể chắc quý vị cũng thấy rõ vai trò quan trọng của chiến thuật trong một trận đánh.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:44 pm

    Muốn tìm hiểu chiến thuật của HĐV thì ta hãy xem lại lời đối đáp của Ngài với Vua Anh Tông khi nhà vua lại thăm lúc Ngài sắp lâm chung. Nhà vua hỏi làm sao có thể chặn MC, nếu chúng xâm phạm bờ cõi lần nữa? Ngài đáp lại mấy điểm chính sau:
    - Theo kế hoạch của Triệu Đà, đốt phá sạch ruộng đồng.
    - Đánh úp sau lưng giặc.
    - Chiêu mộ nhân tài.
    - Chinh phục nhân tâm.
    - Đắp lũy xây thành.
    - Lấy đoản chống trường.
    - Lấy kiên nhẫn cẩn thận mà chống mau lẹ vũ bão.
    Các điều này thật là đúng với nguyên tắc chiến thuật và chiến lược, tợ như một võ sĩ đang lên đài, chỉ khác một điều là mỗi bộ phận, mỗi một sợi gân của người võ sĩ chính là một người quân trong đội ngũ. Sự khỏe mạnh, vũ bão chưa chắc đã là sự tất yếu để thắng đối phương. Vì thế ta thường thấy các phái võ vẫn thường nhắc nhở lấy như chống cương; lấy hòa hoãn bình tĩnh chống vũ bão; lấy sự mau lẹ chống sức mạnh…Cũng trong thời MC hoành hành tại TQ và VN, ở núi Vũ Đương bên Trung Hoa, một nhân tài võ học ra đời: Trương Tam Phong. Ông là người lập ra môn phái Vũ Đương và sáng chế ra Thái Cực Quyền chỉ lấy sự bình tĩnh, ôn nhu để khắc chế cương cường là vì lẽ đó. Nếu quý vị đã đọc bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Ỷ Thiên Kiếm- Đồ Long Đao) của Kim Dung chắc quý vị không khỏi không thán phục cái triết lý võ thuật của nhân vật này.
    Nếu quý vị để ý tất cả các nguyên tắc tôi vừa đưa ra trước đây đều có trong sự dặn dò của HĐV hết.
    Nói đến điểm này, ta thấy MC có chiến thuật tấn công rất hay, nhưng cái chiến thuật này chỉ hữu hiệu với cả hai cùng lấy cương chống cương, lấy vũ lực chống vũ lực, cùng địa thế thuận tiện cho kỵ binh. Nếu một nhà lãnh đạo ỷ vào binh hùng, tướng mạnh mà đi xâm lược nước khác không nghiên cứu rõ về hình thể đất đai, khí hậu, phong thổ cùng văn hóa tập quán nước đó thì chưa phải là tướng tài. Điều này đã thể hiện ở binh chủng các nước ngày nay. Tùy theo địa, thế khí hậu mà họ tổ chức các binh chủng TQLC, nhảy dù, Biệt Động Quân, Biệt Kich…để ứng chiến có hữu hiệu.
    Khi MC mới sang, chúng tiến nhanh như vũ bão, HĐV chỉ chống đỡ cầm chừng, rồi rút lui theo kế hoạch mấy lần rút về Thanh Hóa chính là vì chiến thuật đó. Đợi khi giặc mỏi mệt, chán nản Ngài tung hết lực lượng ra đánh.
    HĐV còn dặn quân lính rút vào rừng đánh úp sau lưng giặc là áp dụng chiến thuật du kích, cấm không được hàng giặc. Đây cũng là một chiến thuật hay bắt giặc phải phân tán lực lượng, làm sức giặc yếu đi. Lắm khi, chẳng có người lính nào của ta ở một thị trấn, nhưng MC vẫn phải cắt quân canh chừng. Sau này, đến cuộc kháng chiến chống Pháp, VM cũng cho đánh du kích khắp bán đảo Đông Dương khiến Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó. Sau đó, họ dùng chiến thuật công đồn đả viện, làm Pháp đem binh đi cứu nơi bị nguy rồi chui vào ổ phục kích. Lúc thượng Lào bị tấn tấn công liên miên, nhờ vào đoàn tiếp vận từ Liên Khu Tư (Thanh, Nghệ, Tĩnh) qua Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, rồi vào lòng chảo Điện Biên Phủ qua Lào. Pháp quyết định thả 6 tiểu đoàn dù xuống lòng chảo này để chặn đường tiếp vận của VM. Rồi từ đó sinh ra trận Điện Biên Phủ khốc liệt.
    Nói tóm lại HĐV cũng như các tướng khác của ta đều là các tướng tài về chiến thuật.
    5. Binh Sĩ.

    Binh sĩ cốt nhất ở chỗ tinh nhuệ và quân số.
    A. TINH NHUỆ:
    Một đạo quân tinh nhuệ, phải gồm đủ ba yếu tố: thiện chiến, tuân hành kỷ luật, có tinh thần cao. Thiếu một trong ba yếu tố đó đạo quân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
    a/. Thiện Chiến:
    Một người có võ nghệ cao siêu, cung tên xuất sắc không phải là thiện chiến mà là một võ sĩ tài ba. Ngừơi này giỏi đánh nhau tay đôi chứ đưa vào một đội quân thì không chắc đem phần thắng cho mình. Thiện chiến đương nhiên là biết sử dụng vũ khí thông thạo mà còn phải biết kết hợp với những đồng bạn để làm một việc rất ăn khớp. Chẳng hạn như một đội bóng mỗi người giữ một nhiệm vụ, nhưng khi ra quân tất cả phải hành động như một cơ phận của một bộ máy. Khi thấy bạn làm một việc thì mình phải biết làm gì để tấn công địch quân hữu hiệu.
    Trong kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè vừa qua, các đấu viên trong đội bóng rổ của Mỹ là các đấu thủ thượng thặng trên thế giới, được tuyển lựa từ các đội bóng nhà nghề hay nhất nước. Nếu bỏ ra một người đấu một người thì phần thắng nghiêng về đội Hoa Kỳ. Thế mà lúc tranh tài, họ đã thua mấy đội gồm các đấu thủ dứơi cơ. Tuy các đấu thủ này không giỏi như đấu thủ Mỹ, nhưng tập luyện với nhau lâu hơn, nên hành động nhịp nhàng hơn, có “chiến thuật” hay hơn.
    Thí dụ câu chuyện lính La Mã đè bẹp được lính Anh, một lực lượng đông hơn 20 lần trên, một phần là do sự thiện chiến của binh sĩ.
    Trong khi quân MC thiện chiến, quân Trần cũng tập dượt không ngừng. Bằng cớ là năm 1283, chuẩn bị chống xâm lăng, hai vua đã cho tổ chức một cuộc tập trận vĩ đại gồm tới 20 vạn quân.
    Trong bản dịch bài hịch tướng sĩ của HĐV do Cử Bình diễn môn thành thể song thất lục bát ta còn thấy những câu dặn dò tướng sĩ phải biết nhiệm vụ giữ nước, giữ nhà, đừng ham rược chè cờ bạc, sao lãng quân cơ:
    “Khi gà chọi, khi thời cờ bạc.
    Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
    Ruộng vườn mưu sự ấm no.
    Vợ con vui thú riêng cho một mình.
    Ham lập nghiệp quên tình nhà nước.
    Mải đi săn, nhác việc ngăn ngừa.
    Rượu chè, hôm sớm say sưa.
    Hát hay, đàn ngọt, sớm trưa thỏa lòng.
    Đúng lúc có quân Mông Thát tới.
    Cựa gà không chọc nổi áo da.
    Những nghề cờ bạc tinh ma.
    Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân?
    Ruộng nương nào đủ phần chuộc mạng?
    Vợ con nào đủ cáng quân nhu?
    Của đâu chuốc được đầu thù?
    Chó săn đâu đủ sức khua giặc trời?
    Rựơu ngon khó làm mồi bả giặc.
    Hát hay không làm điếc tai thù”
    Xem như vậy ta thấy HĐV quả đã quan tâm tới việc luyện tập binh sĩ như thế nào.
    MC đã đành rất thiện chiến, nhưng quân ta cũng đã luyện tập rất lâu để chuẩn bị ứng phó, nên chẳng thua sút.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:44 pm

    b/. Kỷ Luật.
    Trong một đội quân kỷ luật rất quan trọng. Làm gì cũng phải theo lệnh thượng cấp. Vì vậy khi huấn luyện một đạo quân người huấn luyện viên thường áp dụng những kỷ luật thật là gắt gao. Đến thời gian gần đây, một người lính hay một sĩ quan lúc học tập quân sự phải qua một thời gian gọi là “Huấn Nhục”. Đối với binh sĩ chuyện này không quan trọng bằng lớp chỷ huy. Những người này có ăn học nhiều hơn nên càng cứng cổ hơn, không muốn phục tùng cấp trên. Vì lý do đó, sự huấn nhục cho cấp sĩ quan lâu hơn. Trong thời gian này, ngừơi huấn luyện viên thấy con chó chạy qua, anh ta nói đó là con mèo thì sinh viên sỹ quan cũng phải nói đó là con mèo. Mục đích là làm con người bớt đầu óc chống đối tuân hành cấp trên tuyệt đối. Đến lúc ra mặt trận khi bảo tiến là phải tiến; khi nói lui là phải lui.
    Nếu ta chỉ chú ý tới lọai kỷ luật trên thì chưa đủ.
    Kỷ luật không chỉ hạn hẹp lúc ra trận đối diện với kẻ thù mà còn từ khi tại hậu phương. Khi đóng quân, hành quân đều phải có kỷ luật vì nó liên kết đến uy tín và chính nghĩa của đạo quân đó, hay nói khác đi là đang đánh về mặt công tâm và nhân hòa. Ta nhớ tới việc vua Lê Lợi và Quang Trung đã ra các luật lệ nghiêm cấm binh sĩ không được cứơp của giết người, không được hà hiếp bóc lột dân chúng. Chính nhờ kỷ luật mà dân chúng giúp đỡ, binh lính khi họ cần. Lẽ dĩ nhiên không thể có trường hợp vạn người như một, nên đôi khi cũng xẩy ra các việc ngoại lệ. Lúc ấy, vị tướng chỉ huy phải nghiêm trị các tội phạm đó, để nhân dân nhìn ra cái hay của quân đội.
    Quân đội Mỹ đi xâm lăng, nhưng được áp dụng những kỷ luật để hầu chiếm nhân tâm nước đó. Tuy nhiên, có những người phạm lỗi lầm thì bị đưa ra tòa án quân sự xét xử. Đó đã chứng tỏ cho ta thấy sự quan trọng của kỷ luật đối với binh lính.
    Nói về thời kháng chiến chống Pháp, VM đã cấm tuyệt đối bộ đội không được tơ hào cái kim, cọng chỉ của dân; tất cả vì nhân dân quên mình. Việc đó làm dân giúp đỡ bộ đội không những về vật chất mà còn cả việc tình báo, gián điệp. Ngược lại lúc Pháp đi càn thì cướp bóc, hãm hiếp làm nhân dân khủng kiếp.
    Trong thời gian sau này tôi có nghe một người kể chuyện lại việc làm của ông Phan nhật Nam, một sĩ quan cùng là nhà văn trong quân đội VNCH. Hôm đó, ông đang hành quân thì một người lính dẫn lại một cô gái quê, xinh xinh. Cô này thấy ông đã cởi áo ra vì nghĩ rằng ông sẽ hiếp cô. Ông nói cô mặc áo lại và tỏ vẻ an ủi cô. Tôi còn được nghe nhiều câu chuyện thích thú vị khác về tướng Nguyễn đức Thắng gặm bánh mì không mà tránh dự tiệc linh đình, tôi cũng còn được nghe thêm một số chuyện thanh liêm khác… Nếu tướng tá, binh sĩ miền Nam mà ai cũng như vậy thì CS khó lòng thắng nổi. Nhưng chỉ tiếc, có một số sĩ quan như vậy nhưng có quá nhiều sĩ quan trên làm bậy. Mới mua được chức đã lo tổ chức liên hoan, kiêu vũ ăn mừng xa xí, rồi lo hối lộ, chẳng quan tâm đến đời sống dân nghèo. Bề trên ở chẳng chính ngôi, thì trách sao được những người lính nghèo nàn thật thụ. Họ bắt trước cấp chỉ huy nên cũng làm theo. Có nhiều cuộc ruồng, hành quân đến đâu lo bắt gà bắt vịt, nhậu nhẹt đến đó, có khi còn cướp bóc nhân dân. Sau khi hành quân về, rất nhiều sĩ quan vào phòng tra ca nhãc, câu lạc bộ nhẩy nhót có khi còn ấu đả. Trách sao được lính dưới quyền. Nếu nói như vậy, một số người chỉ quen sống ở thành phố chống đối dữ dội vì chưa thấy cảnh dân quê đau đớn. Tôi chỉ nói lên tấm lòng dân nghèo chứ không thiên vị một bên nào. Dân nông thôn, một cổ đôi tròng đêm về thì lo bị VC thâu thuế.
    Trong thời kháng Mông, HĐV cũng đã chấn chỉnh kỷ luật trong quân đội. Mấy câu thơ song thất lục bát phần trứơc còn cho ta thấy HĐV rất chú ý tới kỷ luật của binh sĩ hàng ngày. Ngài cấm không cho rượu chè, bài bạc, hát sướng ham mê…
    Về điểm kỷ luật hành quân thì cả hai bên VN-MC đều có.
    Nhưng điểm kỷ luật ở hậu phương thì VN có mà thôi. Còn phía MC chính chủ tướng ra lệnh đi ăn cướp thì đâu còn kỷ luật.
    Nhà Trần thắng về điểm này.
    c/. Tinh Thần.
    Dù thời gian nào, khi ai muốn làm một việc gì mà thiếu tinh thần thì công việc đó cũng khó lòng đạt được kết quả mong muốn. Chỉ nói đến công việc làm vườn, làm ruộng, hay thương mại hoặc học hành, thi cử … cũng vậy, ta phải có lòng quyết tâm thì sẽ có kết quả mong muốn. Cho nên ông bà ta thường nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” Khi nói tới câu này tôi nhớ lại nhớ tới một câu chuyện về thi sỹ Lý Bạch mà tôi đọc cách đây vài chục năm trước, nên có thể bị lầm (mong quý vị chỉ bảo). Lúc đầu, ông học tại núi Hoa Sơn nhưng, thi cử nhưng chẳng đỗ đạt gì, nên chán nản bỏ về. Dọc đường, ông gặp bà cụ già mài thanh sắt, ông hỏi bà đang làm gì thì bà trả lời câu trên. Ông vỡ lẽ ra, nên quay lại quyết tâm học hành và trở thành một thi sĩ lừng danh vậy.
    Trong các tranh tài thể thao đội nào đánh ở sân nhà thường chiếm ưu thế để thắng trận nhờ vào sự cổ võ của dân chúng để nâng tinh thần lên cao. Ta xem kết quả tổng số huy chương (hc) của hai nước Austrilia và Korea đã chiếm được trong vài kỳ Thế Vận (TV) gần đây sẽ thấy rõ:

    Kỳ TV 1988, tại Seoul (Korea) Autralia chiếm 14 hc, Korea 33 hc.
    Kỳ TV 1992 tại Barcelona (Spain) Autralia chiếm 27 hc, Korea 29 hc .
    Kỳ TV 1996 tại Atlanta (US) Autralia chiếm 41 hc, Korea 27 hc .
    Kỳ TV 2000 tại Sydney (Australia) Autralia chiếm 58 hc, Korea 28 hc .
    Xem như vậy, lúc đánh tại Korea thì đội Korea đoạt nhiều huy chương hơn đội Autralia, nhưng khi tranh tài tại Australia thì có kết quả ngược lại. Đến lúc Thế Vận Hội được tổ chức ở một nước khác, số huy chương của cả hai đội đều bị giảm đi.
    Nói như thế, tinh thần cao sẽ làm thêm sức mạnh và như vậy về mặt quân sự có thể làm cho cán cân thay đổi được.
    Nói một cách chung chung, muốn cho tinh thần quân đội cao, lãnh tụ và những tướng chỉ huy thường phải đem ra cái chính nghĩa và mục đích của cuộc chiến cho binh lính thấy. Nếu toàn dân ủng hộ thì tinh thần binh sĩ tăng lên rất nhiều.
    Trong thời gian gần đây quân đội Bắc Việt có chính trị viên. Người này còn quan trọng hơn cả người chỉ huy đơn vị. Người này có nhiệm vụ nhồi vào đầu binh lính lý thuyết CS, và làm cho tinh thần cán binh tăng lên khi chiến đấu. Tất cả sĩ quan hay cán binh thấp nhất cùng kham khổ như nhau, nên binh sĩ tin vào lời nói của mấy người chính trị viên đó. Ngược lại, nếu cấp chỉ huy chỉ lo thu tiền của lính ma, lính kiểng, buôn lậu, bán quân dụng cho giặc, về nhà thì hống hách với cấp dưới, bắt đàn em tạp dịch, nói một đường làm một nẻo thì ai tin để mà có tinh thần?
    Nói tới thiện chiến và tuân hành kỷ luật thì MC có thừa. Tinh thần cao thì MC thiếu. Tại sao vậy? Vì kẻ đi xâm lăng thì chẳng có lý tưởng gì; thấy vài việc khó khăn thì đã nản lòng. Lúc trời mùa hè tới, lương thực chưa có tin thì Thoát Hoan cùng các tướng dưới quyền đã muốn rút về, binh lính thì chẳng muốn chiến đấu. Đó là điềm bại trận.
    Trong tình trạng thiếu hụt lương thực như vậy, nếu là quân lính có tinh thần thì cố gắng chịu đựng để chờ cơ hội. Thí dụ như chuyện Bình Định Vương Lê Lợi khi rút về Chí Linh, thiếu thốn đủ thứ, nhưng tinh thần tướng sĩ không lung lay dù là ăn rau cỏ, thịt voi, thịt ngựa qua ngày. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Dân quân ở các vùng kháng chiến khổ sở biết mấy; cơm độn rau, đậu, khoai, sắn đã thế ăn không đủ no, áo không đủ ấm, nhưng một lòng đánh giặc. Với tinh thần đó nên ta đã thành công.
    Trước lúc quân MC sang, để làm tinh thần quân lính lên cao, nhà Trần đã tổ chức ba cuộc hội nghị; HĐV lại làm bài hịch tướng sĩ đưa lên những gương sáng cổ nhân về quan niện trung quân, ái quốc trong thời ấy. Cũng trong bản dịch bài hịch tướng sĩ do Cử Bình ta còn thấy:
    “Quan nhỏ như Uất Trì, Kiến Đức.
    Giúp Thái Tông khỏi bước trùng vi.
    Cảo Khanh quan ở biên thùy,
    Già mồm chửi giặc không hề tiếc thân.
    Bậc nghĩa sĩ trung thần thủa trước.
    Từng diệt thân cứu nước có nhiều.”
    Lúc đem voi qua sống Hương Hóa- Thái Bình để mở cuộc tấn công, voi bị lầy chết. Quân sĩ có vẻ nản lòng, HĐV chỉ xuống sông mà thề rằng: “Nếu không phá được giặc, thề sẽ không qua dòng sông này nữa.” Câu này được đồn từ miệng ngừơi này qua miệng người khác làm binh sĩ hừng chí phấn đấu.
    Để chia rẽ hàng ngũ địch HĐV cũng còn cho binh lính hò hét “Đánh Mông, không đánh Tống.” làm lính người Hoa trong hàng ngũ địch đào ngũ hay không nhiệt tâm đánh mà chỉ chờ cơ hội là hàng.
    Vậy quân ta có tinh thần hơn địch.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:45 pm

    B. QUÂN SỐ
    Mục này cũng đã nêu lên rất nhiều tranh luận.
    Trong dây mà bạn Loi D Ho viết cũng có nhiều phản đối.
    Bác Châu Hùng đã đưa ra các con số mà có phần đông đã đọc dựa theo chính sử VN. Trong khi ấy bạn Lê Hải Nam đưa ra cac con số dưạ theo Nguyên Sử. Chúng ta thấy con số rất là đối nghịch. Tôi đã bàn ờ phần trả lời các bạn đọc cả hai sử có thể một bên quá đưa cao, một bên quá giảm xuống, nên phải có sự nghiên cứu tiếp.
    Chắc bây giờ bác Bi Bếp và Châu Hùng hiểu tại sao tôi viết bài này. Bài này dài thật nhưng vì phải có chứng cớ biện minh cho kết quả.
    Ở đây tôi không bàn con số ấy mà chỉ bàn yếu tố số quân trong sự thắng bại thôi.

    ****

    Ta vẫn thường hay nói: “Hai thằng đánh một, không chột cũng què.”
    Ý nói số đông thì thắng. Nhưng trong chuyện đời hay quân sự, việc này không phải lúc nào cũng đúng mà chỉ đúng nhiều hơn sai.
    Quân số cũng là một yếu tố để đem tới thắng trận. Nếu biết phối hợp số quân nhiều và dùng thêm các yếu tố khác như thiên thời, địa lợi, chiến thuật… thì cơ hội thắng nhiều hơn thua.
    Phần trước, tôi đã có dịp trình bầy câu chuyện của A Lịch Sơn với đội quân tinh nhuệ, và lối hành quân tài tình. Ông dẫn đoàn quân ấy tiến đến Bactria (Afganistan), chiếm vùng Punjab (Pakistan). Lúc đánh vùng phiá tây bắc Ấn Độ, có tên là Kambojas (thủy tổ người Kambodia là từ đây), ông tí nữa mất mạng vì 70000 lính và 30 con voi của xứ này. Sau đó, ông định đánh nước Magadha (Ấn Độ), thì được tin nơi đây có một đạo quân khổng lồ gồm 1 triệu người và 4000 con voi (Wikipedia). Chỉ với 70000 quân và 30 con voi ông tị nữa bỏ mạng huống hồ 4000 con voi với đạo quân vĩ đại. Ông đành bỏ cuộc. Lại một sự thông minh! Như vậy nhờ vào quân số đã cứu Magadha.
    Trong lịch sử biết bao trận đánh nhờ vào quân số đè bẹp đối phương.
    Cận kim lịch sử, ta còn nhớ tới cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên (Đại Hàn) vượt vĩ tuýên 38, tấn công xâm chiếm Nam Triều Tiên với số quân đông hơn nhiều lần. Nam Triều Tiên thua chạy về bảo vệ hải cảng Phú Sơn. Được lệnh của Tổng Thống Mỹ với sự ủng hộ của LHQ, quân đội Mỹ và đồng minh dưới quyền tướng Mc Arthur đổ bộ lên hải cảng này. Năm 1953, quân đội Mỹ tiến lên trên vĩ tuyến 38 đánh làm quân bắc Triều Tiên tê liệt. Nhưng đệ bát lộ quân của Thống Tướng Bành Đức Hoài- Trung Cộng vuợt biên giới, dùng chiến thuật biển người đẩy lui được quân đội Mỹ trở về bên dưới vĩ tuyến 38. Tướng Mc Arthur xin Tổng Thống Truman cho dùng bom nguyên tử, nhưng bị từ chối vì sợ đương đầu với Liên Xô trong Thế Chiến Nguyên Tử.
    Vào năm 1952-1953, Pháp chán ngấy cách đánh du kích của VM vì thua liểng xiểng khắp nơi, nên muốn dụ VM đánh theo trận địa chiến. Nếu VM đưa quân chính quy ra đối trận, Pháp sẽ dùng trọng pháo và không quân tiêu diệt. Dịp đó đã tới, để cắt đường tiếp tế sang Lào qua Điện Biên Phủ, Pháp thả 6 tiểu đoàn nhẩy dù xuống đây lập phi trường và một dãy pháo đài kiên cố với các cỗ pháo khổng lồ. Sau đó tăng viện thêm bộ binh cho mặt trận này. Tháng 3 năm 1954, trên 40000 bộ đội VM bao vây trên 11000 quân Pháp trong 57 ngày ở Điện Biên Phủ làm Pháp thua trận ở Đông Dương, tuy rằng Pháp có ưu thế về vũ khí, nhất là không quân và được Mỹ giúp sức. Sau khi thất bại tại đây, Pháp lần lượt mất hết các thuộc địa khác ở Bắc Phi và các nơi khác.
    Với các dẫn chứng đó ta thấy ngay cái lợi thế của quân số.
    Có một lần bạn wla hỏi Loi H Dang: Nếu 20000 quân Việt đánh với 5000 kỵ binh MC trên cánh đồng khô thì liệu có thắng không? (tôi chỉ nhớ mang máng)
    Bạn Loi Ho D cũng giải thích và yêu cầu ai có thêm kiến thức bổ xung.
    Ngày ấy tôi xem qua, và vì quá bận nên không tham gia vào các cuộc tranh luận đựơc và hơn nữa lúc tôi đọc được bài này thì cuộc tranh luận đã xẩy ra lâu rồi.
    Tôi xin trả lời rằng thắng hay bại là tùy ngừơi tướng có biết các nguyên tắc lâm trận không. Hay nói một cách khác người tướng phải có đầu óc sáng tạo, biết áp dụng chiến thuật một cách uyển chuyển tùy theo địa thế (địa lợi) hay thời gian (thiên thời) mà giao tranh với địch.
    Nếu cứ đem 2 vạn quân ra giữa cánh đồng khô mà chống với 5000 kỵ mã MC thì chắc thua, vì MC rất thiện chiến trên địa thế này và kỵ binh tiến đánh rất có chiến thuật, cùng tiến nhanh như gió cuốn. Khi ta còn đang lớ ngớ, thì ào một cái 5000 con ngựa ầm ầm vượt qua rồi tên bay tứ hướng, giáo phóng bát phương đúng như câu :
    “Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành” (trong Chinh Phụ Ngâm)
    Chỉ mươi phút sau thì đoàn quân ấy biến mất. Bây giờ, ta phải lo băng bó thương binh. Lúc đang làm việc tải thương thì lại ào một cái 5000 kỵ binh lại xuất hiện và cái cảnh tấn công lại tái diễn.
    Kết quả đúng như bạn wla nghĩ.
    Quân số tiếp theo.

    Nhưng nếu lấy chiến thuật cuả HĐV ra áp dụng thì thắng.
    Trong trận chiến ngài dặn cho đào hầm bẫy ngựa.
    Theo cách nói, ta không rõ kích thước cái hầm là bao nhiêu? Cứ như theo sự tưởng tượng bình thường thì cái lỗ phải dài trên 2 m, rộng 1 m, sâu trên 1 m. Con ngựa lọt xuống thì hết cách lên vì không có đà. Và nếu cắm thêm một vài cái chông nữa thì con ngựa khó sống sót. Nhưng đào một lỗ như vậy thì 10 người phải bỏ ra nửa buổi mới xong. Vậy đó là trường hợp mình đang đóng quân và giặc sẽ đến vài ngày sau thì mới đựơc.
    Sẽ có người lý luận: nếu giặc đang tiến tới và cách xa năm bẩy dặm thì làm sao kịp. Khi ta đang đào thì giặc đã tới, lúc ấy các bẫy này làm huyệt chôn ta thì đúng hơn.
    Đúng như thế! Mình phải giải bài toán khác với trường hợp đó.
    Bây giờ mình mới đóng quân, thì thám mã phi báo giặc sẽ đến trong khoảng tàn nửa cây nhang thì sao?
    Vị tướng của ta đã biết trứơc mình sẽ gặp một đạo kỵ binh nên chia đạo 20000 quân ra như sau:
    • Một vạn ngừơi lo đem cuốc, thuổng.
    • Năm ngàn đem cung nỏ.
    • Năm ngàn còn lại đem trường thương, đao kiếm và hai túi nhỏ làm bằng mo cau hay tre đan.
    Khi biết tin ta vào vùng chúng muốn đánh vì lợi cho chúng. MC sẽ chuẩn bị tấn công, và ta cũng chuẩn bị ứng chiến.
    Tướng ta cho đội cung nỏ lo bảo vệ; một vạn ngừơi mang cuốc thuổng sẽ có nhiệm vụ đào lỗ, và tùy theo địa thế mà các tướng cho đào ở đâu để bẫy giặc; đội đao thương lo cho đất vào hai túi đem đi đổ phía sau trận thế. Ta lo lấy cỏ phủ lên các lỗ. Lỗ không cần to, sâu; chỉ rộng chừng 20 phân tây và cũng sâu khoảng 20, 30 phân tây là đủ. Nhưng phải nhiều và chi chít; cái này cách cái kia khoảng nửa thước tây. Trong khoảng thời gian tàn nửa cây nhang, một người được huấn luyện, ít nhất đào được 2 lỗ. Như vậy, ít nhất ta cũng được 20000 lỗ. Lính ta lập trận thế chờ đợi, và bây giờ cuốc thuổng cũng trở thành vũ khí cùng đào lỗ chôn người ngựa địch quân.
    Để dụ giặc vào bẫy, quân ta sẽ dàn như sau:
    - Đội cung nỏ đứng ngoài cùng, bên ngoài trận thế.
    - Đội thương, kiếm, đao đứng ngay chỗ trận thế có lỗ đào.
    - Đội cuốc thuổng đứng sau trận thế.
    Khi giặc tới hai toán thương đao và cuốc thuổng rút lui có trật tự, chừa chỗ cho đội cung nỏ rút lui sau. Khi giao tranh một chút thì toán cung nỏ sẽ tháo lui. Phần rút lui trứơc có trật tự nhưng phần sau sẽ chạy không trật tự. Nhìn vào cảnh này giặc nghĩ là mình sợ mà chạy, nên chúng sẽ thừa thắng đuổi theo vì thấy đất đai bằng phẳng và sẽ bị sa hố. Lẽ dĩ nhiên khi lui ta phải chừa đường cho kỵ binh họ phóng, và chỗ đó chính là nơi ta lập thế trận. Ta phải hiểu rằng MC cưỡi ngựa tấn công thì họ chỉ thúc ngựa bằng bằng chân, còn hai tay sử dụng cung. Chỗ nào giặc đã rơi vào thế trận, ta lại xông về chúng.
    Khi đang chạy với vận tốc 30 km/h hay 8.3 m/s, nếu thụt chân vào một lỗ, ngựa sẽ không thể rút chân lên kịp thời và sẽ lộn tung lên. Con ngựa MC rất lớn nặng khoảng trên 200 kg cộng thêm người lính và quân trang 60 kg. Động năng của cả người lẫn ngựa tính theo công thức ½ mv^2 (Xin lỗi quý vị, ký hiệu bình phương không thể đánh vào đây được, nên khi thấy x^2 xin quý vị hiểu rằng đó là x bình phương, còn thấy y^3 thì có nghĩa là y tam thừa…) thì sẽ tạo ra gần 9000 joule, đủ sức tàn phá một bức tường gạch dầy. Nhưng đây không có tường nên người và ngựa phải lãnh hậu quả.
    Nếu các vị có xem những cuộc đua ngựa, đua xe.. thì có lẽ đã chứng kiến cái cảnh một con ngựa, một cái xe chạy trước bị lâm nạn các con ngựa hay người lái xe nối sau sẽ chịu ảnh hưởng thế nào.
    Bây giờ lại đặt câu hỏi 5000 kỵ binh MC đang ở trên cánh đồng khô, đồi thoai thoải, một địa lợi cho kỵ binh. Một vạn quân ta muốn tấn công liệu thắng không?
    Tôi sẽ trả lời ở phần sau.
    Nói về quân số, theo lịch sử, nhà Trần cũng công nhận mình thua về quân số (?).
    Nói mhư vậy ại có nhiều người phản đối, cho là bịa đặt: ta ít lính lại còn yếu mà thắng mạnh lại còn nhiều. Ta cứ chấp nhận số quân MC đông hơn ta đã. Như tôi đã đề cập tới trong phần chiến thuật, ta phải nhớ lại câu mà HĐV đã dặn các tướng tá và binh sĩ: “Nếu đánh không lại thì trốn vào rừng.” . Vậy chỗ nào giặc đông ta ít thì ta trốn, chỗ nào giặc ít mà ta đông thì ta đánh. Đó chính là nguyên tắc của các chiến thuật du kích mà sau này được áp dụng khắp nơi trên thế giới. Khi giặc mới tung quân đi ruồng thì ta trốn, vì chúng còn phấn khởi, khỏe mạnh, cảnh giác. Đợi lúc chúng hành quân xong cả một ngày dài, trên đường về gần tới nhà, lúc ấy chúng mệt mỏi, chỉ nghĩ tới nghĩ ngơi, ăn uống, ta tung quân phục kích đám lính cuối cùng, vậy mới có cơ hội giết được nhiều giặc. Tâm lý chung, toán đi đầu khi nghe tin bị phục kích đã hoảng hồn, chẳng biết quân số của địch là bao nhiêu, nên cố chạy cho nhanh vể doanh trại để khỏi bị giết.
    Thật là dại dột nếu đem 20 vạn quân ta ra giữa các cánh đồng khô khan dàn một trận địa chiến mà chống với 30 vạn kỵ binh MC mà không một chiến thuật hữu hiệu. Đó là trường hợp một tướng bị hơi điên, còn HĐV tôi nghĩ ngài đã viết ra một quyển binh pháp thì không bao giờ có chuyện đó và việc đó đã xẩy ra thật.
    Vậy đối với điểm này, ta thua MC.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:45 pm

    6. Tình Báo-Gián Điệp.

    Tình Báo Gián Điệp là một yếu tố rất quan trọng giúp một tướng thành công trong chiến tranh. Câu mà người ta thường nói tới khi liên quan đến một sự cạnh tranh về thương mại, kỹ nghệ, hay một cuộc tranh tài thể thao… hoặc một cuộc chạm trán quân sự nào đó là: “Biết người biết mình, trăm trận trăm thắng.”
    Nếu hai bên sắp lâm trận, bên nào khám phá được chiến thuật, thời gian, địa điểm của đối phương thì bên đó dễ dàng thắng hơn.
    Một câu chuyện gián điệp mà có lẽ chúng ta ai cũng nhớ đó là câu chuyện Hoàng Cái trong trận Xích Bích và Chu Du gạt gián điệp của Tào Tháo (tôi quên tên người đó rồi, vị nào nhớ xin nhắc hộ.)
    Trong lịch sử VN tôi thấy ít khi đưa ra một việc tình báo gián điệp nào lý thú đáng kể. Đến thời kháng Minh thì có một câu chuyện khá hay. Đó là chuyện trận Tụy Động. Khi tướng Lý Triện của Bình Định Vương Lê Lợi vì bị phục binh của Vương Thông thua chạy về giữ vùng Thanh Trì rồi xin viện binh. Hai tướng của ta là Đinh Lễ và Nguyễn Xí lập tức đem viện binh tới. May mắn thay, ta bắt được do thám địch và biết âm mưu chúng muốn đánh úp ta khi có tiếng súng làm ám hiệu. Trương kế, tựu kế ta phục binh rồi bắn tín hiệu. Giặc thấy đúng ám hiệu nên xông vào đúng chỗ phục binh lúc mưa tầm tã, nên bị tiêu diệt. Tâm lý bình thường của người ta là khi vào một nơi nguy hiểm hay hoang mang, hoảng hốt, sợ sệt khi một việc bất thình lình xẩy ra không theo sự tiên đoán. Chính sự hoảng hốt làm quân giặc không phối hợp chỉ huy được, ai nấy đều cố chen lấn, tìm đường sống. Sự chiến thắng này nhờ vào tình báo, thiên thời và địa lợi vậy. Thật ra trận đánh này xảy ra vào tháng 11âm lịch, mùa mưa đã hết, nhưng khi trận đánh xẩy ra thì trời mưa tầm tã thì đó là trời giúp. Vì mưa lớn nước sông Đáy lên cao và chảy mạnh hơn nên địch quân mới bị chết nhiều.
    Nhiều người cho rằng số lính chết là phóng đại. Cũng có thể như vậy, nhưng cũng có thể con số thương vong rất lớn. Tôi lúc đó chưa sinh ra đời, nên không dám khẳng định điều này đúng hay sai. Nhưng có một dẫn chứng để cho mọi người thấy rằng sự hoảng hốt lắm khi đưa đến một kết quả thảm khốc. Ai cũng đã biết câu chuyện sụp đổ của miền Nam năm 1975. Chỉ vì triệt thoái không trật tự ở Cao Nguyên, người này kháo người kia tạo ra tâm lý quần chúng. Việc này làm binh sĩ và nhân dân hoảng hốt, ùn ùn khéo nhau chạy; địch quân chưa thấy mà hàng ngàn người đã gục ngã, vì chà đạp lên nhau. Khi đám dân quân đó xuống đến Nha Trang thì thành phố này cũng hoảng hốt theo, phần thì sợ giặc, phần thì sợ cướp ai nấy chỉ lo chạy vào Vũng Tàu và Saigòn. Rồi đến phiên Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ… đều rung động, tự động tan rã. Tất cả như phản ứng hạch tâm, nổ dây chuyền. Lúc ấy, có tướng tài mấy cũng chịu thua, huống hồ là không còn tướng. Chúng ta cũng phải nhớ rằng sau khi Mỹ triệt thoái, có lúc quân đội miền Nam lên tới 1,3 triệu người. Đây là con số trên giấy tờ, chứ trên thực tế thì không tới vì một số lính ma, lính kiểng, lính công tử, lính biểu diễn… Tuy nhiên con số thật sự cũng phải cả triệu. Ai chịu trách nhiệm?
    Thời đại ngày nay, ta thấy các nước đều có những cơ quan gián điệp được xếp vào vị trí quan trọng nhất của quốc gia: Mỹ có CIA; Nga có KGB, Anh có Scottland Yard; Pháp nổi danh với Deuxième Burau, và miền nam VN có Phòng Nhì (vì từ quân đội Pháp ra)…
    Trong thời gian kháng chiến chống Pháp và cuộc chiến 1954-1975, miền Bắc áp dụng một phương pháp tình báo có thể gọi là nhân dân tình báo. Trong loại tình báo này mọi người, kể cả đàn bà, con nít, ông bà già đều có thể báo cho nhà cầm quyền tất cả những gì khả nghi giúp cho họ có lợi và địch có hại. Loại này rất hữu hiệu khi nhân dân muốn giúp đỡ quân đội và như vậy phải thắng ở nhân tâm trước. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một tâm lý bất yên của nhân dân vì sợ bị báo cáo sai khi có một sự thù hằn cá nhân. Lúc đó, nhà phân tích tình báo nếu không có sự phán đoán chính xác có thể gây ra các tội ác không thể tha thứ được. Sau đây là một vài thí dụ về loại tình báo này: Một đứa bé đi chăn trâu khi thấy khả nghi sự xuất hiện của địch quân nó sẽ quăng nón đi dù là trời mưa tầm tã hay nắng như thiêu. Một nông dân đi cày gặp địch, họ rất vui vẻ giúp đỡ địch, nhưng trong lúc trên đường về nhà họ cởi áo ra, để mình trần đi về nhà dù lúc ấy rét căm căm. Khi thấy đúng ám hiệu nhà phân tích tình báo sẽ có biện pháp thích nghi.
    Gián điệp người chưa đủ, mà còn phải dùng cả thú vật. Ngày xưa đã biết dùng bồ câu đưa tin. Ngày nay, người ta còn nghĩ tới cá, chim, chó…rồi đến phiên sử dụng kỹ thuật: máy bay cánh quạt, máy bay phản lực, máy bay không người lái. Cuối cùng đua nhau phóng vệ tinh gián điệp mục đích để có lợi thế trong cuộc chiến. Nói tới gián điệp bằng kỹ thuật thì ai cũng nhớ tới câu chuyện chiếc máy bay gián điệp U-2 do phi công Francis Gary Powers của Mỹ bị Liên Xô bắn rơi năm 1960. Sau khi, sự việc này xẩy ra, Mỹ lại phải xét lại vấn đề, rồi nhóm kỹ sư và khoa học gia Skunk Works của hãng Lockheed đã design chiếc máy bay bất hủ: RS71 Blackbird bay nhanh hơn 3 lần vận tốc âm thanh và bay cao đến 40 km. Đến năm 1962, cũng nhờ loại máy bay U-2 mà Mỹ khám phá ra Liên Xô đã trang bị hỏa tiễn tấn công cho Cuba và cả thế giới run sợ vì thế chiến thứ 3 có mòi xuất hiện. Còn bây giờ thì các vệ tinh nhân tạo đảm nhận các công việc này.
    Trong thời Trần kháng Mông, các chi tiết về tình báo gián điệp của cả hai bên ít nói tới. Một vài lần nhà Trần cũng như MC cử một phái đoàn ngoại giao sang sứ, mục đích là do thám xem quân địch định làm gì. Khi hội nghị Bình Than tổ chức, nhà Trần sợ lọt vào mắt gián điệp giặc nên được xếp đặt rất bí mật. Dĩ nhiên lúc Toa Đô đánh mãi với Trần Quang Khải ở Thanh Nghệ bất phân thắng bại nên bỏ mặt trận xuống thuyền ra Bắc. Tin này phải nhờ các do thám mà biết được. Khi biết tin này vua quan nhà Trần đã thấy rõ sự nản chí của địch quân và mở cuộc phản công. Đó chính là dùng gián điệp mà lợi dụng thiên thời vậy.
    Khi MC bắt được gián điệp ta Đỗ Vĩ ở ải Nữ Nhi đã giết chết ngay, chứng tỏ họ không khai thác được tin gì. Sau này họ lại bắt được Trần Bình Trọng và cũng đã không biết gì hơn về các chi tiết tình báo nào, vì ông đã thà làm Quỷ nước Nam còn hơn làm Vương nứơc Bắc.
    Mặt trận gián điệp ta cũng nắm ưu thế.
    7. Vũ Khí

    Người Âu Châu sang xâm lăng Á Châu đã xẩy ra từ thời Alexander the Great trước 330 BC. Nhưng kể từ thế kỷ 16, thì họ chia nhau tìm thuộc địa. Ngày 27 tháng 4 năm 1521, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha tên Ferdinand Magellan đặt chân lên Phi Luật Tân. Kể từ khi ấy, các nước Tây phương sang Á Đông vào càng ngày càng nhiều, đem theo các vũ khí quá mức chênh lệch nên các nước Á Châu đã đã bị lép vế rõ rệt. Đầu tiên là các nước Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nam Dương...bị họ chinh phục. Trong thế kỷ 19, các đế quốc Âu Châu xuất hiện khắp nơi ở Á Châu, rồi nhà Thanh một đế quốc to lớn đã ngã quỵ trước các nứơc Đức, Nga, Anh, Pháp, Mỹ… Năm 1853-1854, các võ sĩ đạo Phù Tang lừng danh dũng cảm, võ nghệ tuyệt luân cũng đầu hàng trước các khẩu thần công của các chiến hạm Mississippi, Saratoga, Susquehana và Plymouth của Đô Đốc Matthew Perry. Chỉ vài trăm lính Pháp đã hạ nổi một thành trì của Việt Nam.
    Trong trận Điện Biên Pháp bị bao vây rồi phải đầu hàng. Đến năm 1968, TQLC Mỹ và BĐQ của Nam VN vào Khe Sanh. Ý định của Mỹ muốn tạo ra một trận Điện Biên Phủ thứ hai ở miền Nam. Ý ấy cũng trùng hợp với quân đội Bắc Việt, nên họ tung quân bao vây chặt chẽ căn cứ này. Nhưng Mỹ với ưu việt Vũ Khí là không quân, đã dùng B52 trải thảm nên Bắc Việt đã không thành công. Mới đây, Mỹ đánh Iraq và Afganistan với các vũ khí tối tân làm quân đội các nước này tan rã mau lẹ. Bây giờ họ chỉ còn đương đầu với nhân tâm thôi. Nhưng câu chuyện vũ khí chiếm ưu thế tuyệt đối là 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nhật vảo tháng 8, 1945.
    Xét như vậy ta thấy rằng Vũ Khí tối tân cũng giữ một địa vị quan trọng trong sự chiến thắng.
    Ngày xưa, vũ khí không hơn kém nhau bao nhiêu, nên yếu tố vũ khí không quan trọng như ngày nay.
    Theo Wikipedia, MC cũng là dân du mục như Viking và Hun, nhưng khi công hãm thành trì thì MC khác với các du mục khác ở chỗ họ biết dùng máy bắn đá. Tôi không thấy nói rõ họ có dùng vũ khí đó ở Á Châu không và sử VN cũng không thấy nói điều này mà chỉ nghe nói về súng đại bác. Có lẽ nhóm MC ở Âu Châu Golden Horde mới dùng loại súng này chăng? Tuy nhiên, súng đại bác thời này còn rất thô sơ, nặng nề và không mấy hữu hiệu, nhất là việc di chuyển trong vùng núi non, sình lầy. Đại bác thời ấy tốt nhất để phòng thủ thành trì thôi.
    Tôi cũng nhớ bạn wla còn nhấn mạnh đến cái cung của MC. Và cách đây độ một tuần trước trong mục này, bạn pvt và bạn Phùng trọng Kiệt cũng đã nêu lên sự kiện ấy. Cái cung đã làm thế giới lo sợ. Họ bắn rất xa và rất chính xác. Người MC cưỡi ngựa giỏi bắn cung tài. Tôi cũng đồng ý ở điểm đó.
    Ta hãy tìm hiểu tầm bắn cung qua bài toán đạn đạo.
    Theo vật lý học, phương trình rơi một vật được ném ra với vận tốc đầu vo (m/s) và g là gia tốc trọng trường, g = 9.8 m/ s^2 là:
    h = ½ gt^2 + vo t trong đó h là chiều cao vật rơi và t là thời gian.
    Trong trường hợp tên bay (hay súng bắn cũng vậy): vo là vận tốc đầu khi tên ra khỏi cung (hoặc đạn nòng súng) và t là thời của tên (đạn) bay.
    Nếu gọi khoảng d là đường dài nhất của tên bay thì d đều từ phương trình trên để giải. Khoảng cách d còn tùy theo góc nằm ngang tạo ra bởi mũi tên trên cung (hoặc nòng súng) và đường nằm ngang mà tên (đạn) bay xa hay gần.
    Cũng do đài History Channel thì cái cung mạnh nhất được người Afganistan cũng gìòng MC làm ra vào thế kỷ 16, có vận tốc đầu lên tới 130 mile/h. Nếu ta đổi ra vận tốc mét giây thì tương đương với 58 m/s.
    Người dùng cung mạnh thì tay phải mạnh. Người MC to lớn, khoẻ mạnh hơn ta nên họ kéo nổi cung đó. Tôi giả sử người MC có thể dương cung bắn ra mũi tên với vận tốc lúc mới ra khỏi cung là 58 m/s. Người VN nhỏ bé dương cung yếu hơn, chỉ bằng ¾ người MC, tên bắn ra là 43.5 m/s.
    Muốn bắn cung xa, người dương cung thường hướng lên khoảng 30 độ (45 độ là cực đại). Tuy nhiện khi tên đến mục tiêu thì vận tốc giảm nhiều nên làm bị đau hay bị thương nhẹ địch thủ thôi vì sức cản không khí hay chiều gió. Bắn kiểu ấy chỉ áp dụng cho lúc thi bắn xem tên đi xa nhất là bao nhiêu.
    Thường thì bắn cung, người bắn đưa mũi tên lên cao hơn đích một chút vì tên bay hơi cong chứ không hoàn toàn thẳng được. Tôi lấy góc bắn chính xác và làm đối phương nguy hiểm là 2 độ (tầm sát hại) để giải bài toán này, vì người ta nhắm vào thân đối phương để bắn. Với góc này và vận tốc đầu 58 m/s, người MC bắn địch thủ bị thương nặng hay tử thương với khoảng xa 24m, trong khi người VN bắn ra, với vận tốc đầu 43.5 m/s, chỉ làm địch nhân trong cùng tình trạng là 14m thôi.
    Vậy nếu đọ về cung thì ta thua họ.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:45 pm

    (Vũ Khí tiếp theo)
    Khi dùng cung thì VN thua MC như đã nói trên.
    Song các bạn quên câu chuyện Thục An Dương Vương dạy dân ta làm nỏ với mũi tên bịt đồng. Thêm vào đó là chuyện thần kim quy, với cái nỏ thần.
    Câu chuyện nỏ thần có thể là hoang đường nhưng cái nỏ thì có thật. Biết đâu cái nỏ thần cũng là có thật nhưng không phải nỏ bắn ra hàng ngàn mũi tên một lượt như trong chuyện, mà có thể bắn ra mươi mũi tên cùng một lúc chăng? Có thể rằng trong thời gian đó, có một người VN đầu óc thông minh, đã nghĩ ra một cái nỏ bắn ra nhiều mũi tên một lượt hay liên tiếp nhau, như súng bán liên thanh. Khi cái nỏ đó đã bị tiêu hủy và người sáng chế cũng qua đời; không ai có thể làm một cái tương tự. Sau nhiều đời, người ta cho là chuyện thần thoại chăng?
    Thoạt đầu, tôi nghĩ ngày nay điều này rất dễ thực hiện với trình độ khoa học kỹ thuật ta đã có, nhưng thời kỳ hơn 2200 năm trước chuyện này quả là vô tưởng. Sau một thời gian suy nghĩ, chỉ với tre, gỗ, gân thú và nếu có đồng đúc thì càng tốt, cùng các kiến thức cơ bản vật lý đơn giản như sức hút trái đất, nguyên tắc đòn bẩy và sức bật của vật mỏnh dài như cánh cung, tôi nghĩ người ta có thể làm được hai điều này. Trong thời đó chưa có khoa học nghiên cứu về vật lý, nhưng kinh nghiệm lâu đời giúp cho con người biết áp dụng các nguyên tắc vật lý đó.
    Khi bắt đầu viết loạt bài này, tôi đột nhiên có ý định thiết kế loại nỏ này và đã bắt tay vào việc khi có thì giờ, nên đã có dịp tạo một vài cái nỏ. Chỉ dùng tới các vật liệu đã đề cập trên, nỏ này có khả năng bắn ra sáu, bẩy mũi tên cùng một lúc hay liên tiếp nhau. Đó là chưa kể tới máy bắn tên, có bánh xe kéo do hai ngừơi hay một nhóm người điều khiển. Nỏ này bắn ra mũi tên là một cây lao dài, có khả năng bắn liên tiếp như vừa nói và xa gấp đôi hay gấp ba, một cái nỏ bình thừơng. Nếu có cái nỏ này thật thì chính đó là một nỏ thần vậy. (Tôi đã thiết kế (design) nỏ này trên Solidworks, định post lên dưới dạng jpg nhưng không được. Quý vị nào biết cách post hình lên mạng này làm ơn chỉ dùm. Solidworks là một loại software tạo vật trong không gian ba chiều, mà ngày nay gần 400000 họa viên, nhà vẽ kiểu cùng kỹ sư công nghệ trên khắp thế giới dùng trong việc thiết kế. Loại này có thể save dưới dạng các files sau: tif, hsf, hcg, jpg, pdf, epart, wrl, vda, sat, step và igs. Thành thật cám ơn).
    Theo đài History Channel, người Hoa đã biết dùng nỏ trước 200 BC (Họ chưa đọc chuyện Trọng Thủy- Mỵ Châu nên không biết dân Việt dùng nỏ vào thời 257 BC), trong khi ở Âu Châu, sau năm 1000 AD người ta mới biết tới. Căn cứ vào chuyện này thì trùng với thời An Dương Vương. Các cuộc khai quật ở Tây An (Hàm Dương) TQ, mới đây, cho ta thấy đời Tần có dùng tới nỏ.
    Vì cỡi ngựa nên người MC không thể dùng mà chỉ có thể dùng mà cung thôi.
    Ngược lại, bộ binh ta muốn dùng nỏ (ná) hay cung là tùy ý và sức mạnh của người ấy. Người dùng nỏ không phải dùng một tay kéo. Muốn dương nỏ thì người ta để nó chỉa xuống đất, một chân đạp lên cánh cung, còn một đầu dựa vào mình và dùng cả hai tay kéo dây. Nếu lính thiện chiến có thêm một miếng da thú dầy đeo ở bụng, người ấy có thể tì nỏ lên miếng da, nỏ hướng về phía trước, rồi hai tay dương nỏ cũng được. Với lý do đó, nỏ mạnh hơn cung nhiều.
    Ta lại lấy người VN dương nỏ cả hai tay. Vì tay trái không mạnh như tay mặt nên ta không có lực dương gấp đôi mà chỉ có thể dương cung mạnh gấp rưỡi thôi. Do đó tên bay ra khỏi nỏ vận tốc là 65m/s, mũi tên của ta có thể sát hại địch nhân cách xa tới 30m.
    Khi bắn cầu vồng 30 độ cung bắn xa nhất là 297m, còn người bắn nỏ xa tới 373m. Đây là tầm bắn lý thuyết, trong thực tế vì sức cản không khí đường dài ngắn hơn nhiều.
    Hơn nữa, người dùng nỏ dùng hai tay cầm thân nỏ, và có thể dựa vào vai nếu nỏ dài, nên ngắm bắn chính xác hơn cung. Các người nghiên cứu của đài History Channel cũng đồng ý ở điểm ấy.
    Tuy nhiên, người sử dụng cung có thể bắn nhanh hơn ngừơi bắn nỏ, vì chỉ một tay lấy tên dương cung rồi bắn, với điều kiện chỉ điều khiển ngựa bằng chân. Người MC ngựa phi thật nhanh và bắn cung không cần điều khiển ngựa. Do đó, quân MC nổi danh trên thế giới với kiểu chiến đấu nhanh, mạnh, chính xác. Nếu kỵ binh chống kỵ binh thì MC hơn các nước khác xa. Các đạo quân Á Rập, và Tây phương mau chóng bị đánh tan tành là vì lý do đó. Nếu bị vướng chứơng ngại vật thì người kỵ mã không thể bắn chính xác và nhanh được.
    Vậy ai được?
    Ta cứ tạm cho rằng người MC và VN tương đương trong vấn đề này, đó là trừơng hợp một đấu một. Vậy về vũ khí mình không thua họ. Đó chỉ là lúc họ còn hiên ngang ngồi yên trên mình ngựa. Còn nếu họ ngã ngựa khi ngựa chạy mà thụt chân vào các lỗ ta đào thì lại khác, cái cuốc cũng đủ làm họ mếm mùi đau khổ. Trong các trận đánh, ta áp dụng chiến thuật mà HĐV đề ra thì thắng lợi ta có cơ hội thắng nhiều hơn thua. Ta chỉ đánh khi ăn chắc, có nghiã là ta phải đông hơn địch, thuận lợi địa thế, thời tiết thích nghi cho ta. Nói như vậy ta cũng không ngạc nhiên địch quân có quân số đông hơn ta nhưng phải trải rộng. Chúng không thể tập chung mũi dùi vào một điểm được, mà còn phải lo duy trì an ninh cho mặt sau, nếu cần phải rút. Nếu chỉ nghĩ đường tiến tới mà không lo chuyện rút lui thì chẳng khác nào đem quân vào rọ. Đó chính là sự giải thích về quân số đôi bên. Ta ít hơn địch về quân số, nhưng lúc ta đánh địch thì quân ta phải đông hơn. Sau này VM đánh Pháp cũng dùng phương pháp ấy.
    Tuy nhiên, vũ khí tấn công không chỉ đơn thuần là đao thương, cung tiễn mà nhiều khi dùng đến thiên nhiên: gió, nước, ánh sáng…hay độc dược hoặc dùng đến cả động vật như cá sấu, voi, lạc đà…
    Việc Trướng Trần Khánh Dư phục kích đoàn thuyền của Trương văn Hổ ở Vân Đôn và HĐV phá giặc ở sông Bạch Đằng là dùng thủy triều làm vũ khí. Vua Solomon dùng ánh nắng mặt trời tiêu diệt đối phương là một thí dụ về dùng ánh sáng. Khổng Minh giúp Đông Ngô tiêu diệt quân Tào ở trận Xích Bích là thí dụ khác về cách dùng lửa và gió. Lần quân của vua Quang Trung đánh thành Ngọc Hồi từ phía nam, quân Thanh thấy có gió bấc cho đốt thuốc súng làm khói bay mịt mù về phía quân ta. Khói thuốc làm quân ta không thấy đường và cay mắt, giảm hẳn khả năng chiến đấu. Đó là một sự thông minh của người chỉ huy. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Bất ngờ gió bấc ngưng thổi và gió nam đưa tới làm chính quân Thanh khốn đốn. Đây cũng là trời giúp quân ta.
    Xem lịch sử cổ kim ta thấy con người đã bao lần dùng thuốc độc để giết giặc, nhưng có lẽ độc nhất là mỹ nhân kế. Nổi tiếng nhất là các người đẹp Bao Tự, Tây Thi, Chiêu Quân…
    Trong loài động vật thì ngựa là con vật dùng trong chiến tranh đầu tiên. MC đã dùng ngựa xâm lăng hầu hết các nước. Voi được các nước Kambojas, Magadha dùng từ thế kỷ thứ 3 BC. Ở VN, voi được hai bà Trưng dùng đến hồi thế kỷ thứ nhất. Sau đó, Chiêm Thành và Chân Lạp có các đạo quân voi đụng trận. Thời Xuân Thu đã biết dùng trâu đánh giặc… Nói tóm lại, mọi thứ đều có thể dùng giết gịăc và tùy theo sáng kiến của người chỉ huy.
    Bây giờ xin mời quý vị xem một câu chuyện giả tưởng dùng thiên nhiên làm vũ khí.
    Năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn- Thanh Đô Trấn (Thanh Hóa), tự xưng là Bình Định Vương. Cùng khi ấy Nguyễn Trãi đưa cha là Nguyễn Phi Khanh lên ải Nam Quan, và nhớ lời cha dặn quay về nước rửa mối nhục. Ông tìm đến Bình Định Vương và được phong làm quân sư. Mới đầu rất khó khăn vì lính ta quá ít mà binh của giặc quá nhiều. Sau vài năm đánh kiểu du kích cũng thu được nhiều kết quả. Đến năm Tân Sửu (1421), nghĩa quân thắng vài trận khá lớn làm binh tứơng của Tướng Trần Trí nhà Minh khiếp vía. Không dám coi thường Vương (Lê Lợi) nhà Minh vội tăng viện cho Trần Trí thêm vài vạn binh. Được tăng cường, quân Minh đánh phá ta khắp nơi ở vùng Thanh Đô Trấn làm binh Vương dần dần yếu thế. Càng ngày, quân Vương càng lâm vào tình trạng rất khốn quẫn.
    Vương cho người sang nước Lan Xang (Lào) cầu viện binh. Chẳng bao lâu binh tướng Lan Xang kéo từ hướng tây sang. Trong khi đó quân Minh từ thành Tây Đô, vượt sông Mã từ phía đông đánh tới. Tướng Lê Thạch thấy quân Lang Xang đến vội ra đón, nào ngờ quân Lan Xang, xuất kỳ bất ý bắn chết. Thì ra Vương bị quân Lan Xang sang đánh giúp quân Minh chứ không phải sang giúp Vương. Vương bị thế gọng kìm, chịu không nổi may nhờ Nguyễn Trãi bày mưu đánh riết về phía tây nơi quân Lan Xang đóng, vì quân ta và quân Lan Xang cùng đang ở trong rừng núi, nên dễ chống hơn. Trong khi đó quân Minh vào đến rừng thì đâm ra e dè, sợ phục binh, vì chúng đã mến mùi này nhiều lần. Với chiến thuật này ta chỉ bày nghi binh làm quân của Trần Trí không dám tiến vào, mà ta tung hết lực lượng đánh quân Lan Xang làm chúng phải lui binh về nước.
    Năm sau, liên quân Minh- Lan Xang lại đánh nữa. Quân ta bị giặc vây hãm quá ngặt nên Vương phải rút vào các chiến khu. Để tránh tổn thất nặng, Quân Sư Nguyễn Trãi bàn với Bình Định Vương Lê Lợi chia quân làm hai đạo. Một đạo do chính Bình Định Vương chỉ huy rút về Chí Linh. Đạo thứ hai được giao cho Tướng Trần Nguyên Hãn rút vào chiến khu Bản Ngói. Bản Ngói không thôi là một buôn của người Mường (Phía tây của thị xã Thanh Hóa). Chiến Khu Bản Ngói thì nhỏ hơn Chí Linh, là một khu rừng núi ăn sâu vào dãy Trường Sơn thuộc thượng du Thanh Đô Trấn, bên trên Lam Sơn, và sát ngay biên giới Sầm Nứa của Lang Xang. Mục đích của quân sư là dùng đạo quân thứ hai này ngăn chặn quân Lan Xang đánh bọc hậu.
    Trung tâm của chiến khu có ngọn núi Pu Cho cao tít trời xanh, hầu như suốt mùa mưa đỉnh núi bị mây mù che phủ. Đường vào đây là con sông Chu (Đập Bái Thượng, nổi tiếng trong cuộc chiến 1946- 1975, ở trên sông này. Pháp, Mỹ đã thi nhau ném bom ở đây). Vào mùa mưa, con sông trở nên rất rộng; nước chảy rất xiết, hai bên là núi cao nên giặc không vào được. Nếu chỉ đi hai bên bờ sông thì dễ bị phục kích vì quân ta ẩn núp trên sừơn núi, vách dựng lăn đá xuống. Chiến khu Chí Linh thì nằm ở phía bắc của chiến khu Bản Ngói. Hai chiến khu này không xa nhau lắm, và nhờ vào núi rừng Trường Sơn mà có thể liên lạc với nhau lúc cần. Tuy rằng đường đi xuyên qua các rừng già, nên không dễ dàng, nhưng cũng không bị nguy hiểm.
    Quân của Tướng Trần Nguyên Hãn đóng đây cũng tạm an toàn.
    Vào tháng chạp năm đó mưa đã hết từ lâu nên con sông rất cạn, lộ ra những bãi đất, cát bằng bặn, rộng rãi thênh thang, lăn đá cũng chẳng làm được gì. Lợi dụng tình trạng này, giặc tấn công vào chiến khu. Vào đến nơi, chúng đốt nhà cửa, trại quân; lương thực hoa mầu của chiến khu, ở hai bên sông, bị chúng cướp phá sạch. Dù rằng giặc mạnh, nhờ vào địa thế hiểm trở, quân ta lại rút lên núi cao, rừng sâu nên vẫn bảo toàn được lực lượng. Nhưng chỉ có điều tướng sĩ đói, rét vô cùng, sau khi giặc rút khỏi. Dù khó khăn mấy, tất cả mọi người từ trên xuống dưới vẫn một lòng đánh giặc.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:46 pm

    Khi hay tin ấy, Vương cử Quân Sư Nguyễn Trãi tới xem xét tình hình. Quân Sư bàn với Tướng Trần cùng nhau đi nghiên cứu điạ hình, địa vật quanh chiến khu trong hơn một tháng. Quân Sư nhận thấy nơi đây chính là nơi phát nguồn của dòng sông Chu, có đến mấy chục ngọn suối, cùng sông nhỏ đổ vào con sông này. Trong mùa mưa, nước ở các ngọn núi của dãy Trường Sơn đổ xuống các sông suối, sau đó chảy vào giòng sông Chu, làm dòng sông này trở nên vũ bão.
    Sau khi quan sát, thẩm định xong, thì mùa mưa cũng vừa tới. Quân Sư bàn với Tướng Trần chia binh sĩ làm nhiều toán. Một toán lớn ở lại trên sông Chu, còn các toán nhỏ đi theo các lộ trình được Quân Sư ấn định trước, đến các ngọn suối, lạch hay sông nhỏ. Các toán này cùng xuất phát tại một điểm trên sông Chu, nơi toán lớn nhất cắm trại. Sau khi đi độ một canh giờ thì các toán này ngừng lại, rồi lo thu nhặt lá khô hay vỏ cây khô. Mỗi toán chỉ được nhặt một loại lá cây hay vỏ cây mà Quân Sư ấn định trước. Quân Sư đã ghi chép tất cả chi tiết việc làm vào một quyển sách của ông.
    Đến giờ ấn định, tất cả các nhóm đem ném lá, vỏ cây khô bỏ xuống suối, lạch hay sông nhỏ. Toán lớn nhất đóng ở sông Chu có nhiệm vụ nhặt tất cả các lá và vỏ cây trên, ghi vào các loại lá đã nhặt được giờ nào. Lẽ dĩ nhiên có loại nhặt được trước có loại nhặt được sau, vì độ dốc của các sông suối khác nhau, nên tạo ra vận tốc nước khác nhau. Lọai nào chậm thì ngày hôm sau được lui về gần hơn. Tùy theo sự chậm trễ nhiều hay ít mà các toán lui lại xa hay gần. Rồi tất cả các toán lại tiếp tục công việc cũ cho đến khi tất cả các loại lá cùng nhặt lên một lượt.
    Tại các điểm này, Quân Sư cùng Tướng Trần cho lính lấy gỗ cây, đất đá làm đập, chặn nước từ các giòng suối nhỏ. Cả mấy chục cái đập nhỏ sẽ bằng một đập lớn. Khi mùa mưa gần hết, nước trên giòng sông Chu hơi ít đi, thì Quân Sư và Tướng Trần lại làm đập nước ở nơi đây luôn. Lẽ dĩ nhiên cách xây đập nước cũng đã được Quân Sư nghiên cứu kỹ là nếu cần chỉ cần tháo gỡ một số cây mấu chốt thì đập sẽ vỡ. Và khi các đập nhỏ vỡ thì nước sẽ chảy đến đập lớn cùng một lúc. Như vậy năng lượng của nước mới cao và sự tàn phá càng khủng khiếp hơn.
    Trong thời gian này, binh lính đói quá nên thường đi tìm tất cả các thứ gì ăn được là ăn như cá dứơi nước, thú trong rừng, chim trên cây, cho đến cả trứng kiến, ong con…
    Lúc đầu binh sĩ không nghĩ tới chuyện ăn trứng kiến, nhưng sau có ngừơi đói quá lấy que chọc vào tổ kiến đen trên cây, một loại kiến to bằng đầu cây tăm đầu, mình đen nhưng dít thì nâu đỏ. Kiến này đốt thì không nhức bằng kiến lửa, nhưng bị đốt bỏi nhiều con một lựơt thì khó chịu vô cùng. Khi trứng kiến màu trắng rơi xuống một cái nia, người đợi cho kiến bò ra khỏi nia một chút rồi lôi nia đi. Sau nhiều lần lôi đi, cuối cùng người ấy lấy được một bát ăn cơm trứng kiến. Người này mang về nhà mấu lên với muối, ăn với cơm hay sắn cũng khá ngon. Sau đó, mọi người cùng bắt chước. Trên thượng du Thanh Đô Trấn có nhiều tổ của loài kiến trâu, mình lớn như cây đũa, đen tuyền. Chúng đốt nhức như ong nghệ hay ong bò vẽ. Ỏ đây còn có rất nhiều loài ong độc như ong nghệ, mình vàng như nghệ có vân nâu nhỏ, đốt nhức vô cùng. Tuy nhiên ong này chưa độc bằng một loài ong mình đen có lông, to bằng ngón tay cái, giữa bụng có một vạch vàng; tổ của chúng vằn vằn vện vện, trông rất khủng khiếp. Ngừơi mà bị nó đốt bị lên cơn sốt vài ba ngày mới khỏi. Nếu vài con đốt có thể chết. Lính muốn lấy tổ ong thường dùng nùi dẻ đốt lên, ong thấy khói bay đi hết. Quân Sư tham quan thêm một thời gian rồi bàn với Tướng Trần ra lệnh cấm binh sỹ không được phá tổ ong, kiến ở một số địa điểm, cũng như phái một số lính đến đó canh cùng thi hành một số công việc đặc biệt.
    Tháng mười đã tới, trời trở nên lạnh hơn. Trên sông các bãi cát từ từ nhô ra khi nước rút đi, Quân Sư cho lính ra đắp luống trồng khoai, ngô, sắn..rồi làm chòi canh. Tướng Trần thấy lạ nhưng không hỏi.
    Đến tháng chạp thấy thời cơ đã thuận tiện, Quân Sư nói với Tướng Trần cho phục binh chờ đợi. Quả thật, không lâu sau vì mùa khô nên giặc lại cho quân vào phá hoại lương thực của ta. Thấy ít nước là chuyện thường, nhưng có một điều chúng không để ý tơí là nước năm nay còn cạn hơn nước năm ngoái. Lúc đầu, ta đánh rất hăng, để dụ địch mang nhiều quân tăng viện. Nhờ vậy các bãi đất cát trên lòng sông trở nên rộng hơn, nên chúng có thể cho quân tiến lên đông hơn một lượt.
    Đánh một lúc, quân ta giả thua kéo nhau chạy theo mé sông, giặc thừa thế đuổi theo. Đuổi được một lúc, giặc thấy nhà cửa ruộng nương. Điều này làm chúng càng vững tin vào sự an toàn, nên thì đua nhau cướp phá. Đang cứơp phá giặc bỗng nghe sấm dạy, tợ như có một cơn mưa dông đang kéo tới. Chúng ngừng lại nghe ngóng, thấy trời vẫn quang, mây vẫn tạnh nên lại tiếp tục cướp phá. Chúng không biết mấy chục thác nước đang tuôn về chúng.
    Lúc giặc vào, Quân Sư và Trần Tướng Quân đang ở trên đỉnh núi gần đó quan sát. Khi giặc vào đúng thế trận, Quân Sư ra lệnh vẫy cờ hiệu hiệu. Cách xa đó độ một dặm, có một nhóm lính được bố trí trên một ngọn cây cao nhất vùng, vẫy cờ tiếp theo, rồi cứ như vậy cờ báo hiệu chia ra làm nhiều nhánh, như dẻ quạt. Chỉ những người có nhiệm vụ mới để ý tới cờ này, còn bình thường ở dưới đất khó lòng thấy nổi vì cây cối trong rừng che khuất. Chỉ độ chưa tàn hết một phần cây nhang thì nhóm lính canh các đập nhỏ cùng nhận thấy cờ hiệu. Tất cả đồng loạt phá đập. Âm thanh mà giặc nghe chính là nước của mấy chục cái đập bị vỡ một lượt. Nước ở các đập nhỏ cùng loạt đổ xuống đập lớn. Lúc cái đập lớn chịu không nổi, gần vỡ, thì mấy trăm lính canh đập nắm các sợi dây chão lớn như cổ tay kéo dây. Các dây này nối tới thân của các cọc cây khóa nối với chính chống đập. Các gốc này bị bật lên và đập bị vỡ và nước là mồ chôn quân thù.
    Khi đang tranh nhau cướp phá trên lòng sông cạn, giặc bỗng thấy những cột nước trắng xóa đập vào các gành đá bên trên như những ngọn sóng Thần. Ngọn sóng thần này ầm ầm tiến tới với vận tốc nhanh khủng khiếp. Chúng tranh nhau chạy lên bờ, nhưng quá trễ. Một số giặc đông bị nứơc cuốn đi nên chết đuối hay chết vì đập vào đá; một số khác bị các thân cây lớn trôi theo nước với vận tốc cực nhanh đập phải, nên bị què tay, gãy chân, số còn lại chạy thoát lên bờ.
    Đạo quân này vừa mới hoàn hồn, và các tướng cố sức giữ trật tự đề phòng đợt tấn công khác thì có nhiều nhóm chạy nhốn nháo la hét ầm ĩ. Ra bằng các toán này chạy lên loay quay đụng vào các bẫy mà đội lính đặc biệt của ta đã gài. Các bẫy này chọc vào tổ ong, khi có người đụng phải, làm ong kiến ra khỏi tổ tấn công vật gì di động chung quanh. Bị chúng đốt nên đám lính ấy lại làm mất trật tự. Đột nhiên thấy đá lăn, gỗ đổ, rồi lửa từ trên trời rơi xuống. Vì là mùa hanh, cây cối có nhiều lá khô, nên bốc cháy dữ dội. Lại bị chết thêm một mớ, phần chết cháy, đám vong mạng vì gỗ đá lăn, còn bị thương vì đá, gỗ. lửa và ong kiến thì vô số, may quá, nước dưới sông cũng cạn dần, nên giặc lại chạy xuống lòng sông tránh lửa, đá. Nhưng bây giờ lòng sông không còn là nơi lý tưởng để di chuyển vì sình lầy, cây cối nghiêng ngả. Lúc ấy quân ta xông ra từ các hang núi, dùng cung, nỏ bắn tên độc ra tới tấp. Trong khi ấy, rất nhiều giặc không còn vũ khí.
    Quý vị chắc đã thấy phần kết luận.
    Trên đây là một câu chuyện để cho thấy ta có thể lấy ít thắng nhiều với vũ khí thiên nhiên. Biết đâu trận Tụy Động đã xẩy ra tương tự và giặc chết quá mức tưởng tượng thì sao?
    Tôi rất tiếc chưa được dịp ghé thăm vùng này để quan sát các việc đã có thể xẩy ra trong thời kỳ kháng Minh ấy.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:46 pm

    Trong phần bàn về quân số, tôi đã đặt ra một giả thuyết: một đạo 5000 quân kỵ binh MC đóng trên một vùng khô khan, còn ta đem 10000 quân tấn công họ liệu thắng được không?
    Đã nhiều lần và nhiều nơi, một số người vẫn nghi ngờ khả năng bộ binh không thể thắng đựơc kỵ binh dù là quân số đông hơn nhiều.
    Bài này để trả lời các bạn nào thắc mắc khi ta tấn công MC làm sao chiến thắng.
    Tôi xin mạn phép để quý vị xem một câu chuyện giả tưởng khác giải bài toán đó như sau:
    Giữa mùa xuân năm Mậu Tý (1288), lúc cây cối đua nhau đâm chồi, nẩy lộc, hoa nở khắp nơi, ong bướm dập dìu, thời tiết mát mẻ, đất đai khô ráo. Thiên nhiên, cảnh sắc thì thật đẹp, nhưng đất nước Đại Việt đang chìm trong máu lửa. Đây là lần tứ ba mà quân MC sang xâm chiếm nước ta.
    Trong thời gian này, quân tướng MC bắt đầu chán nản vì thuyền lương của Trương văn Hổ có tin đã bị Tướng Trần Khánh Dư phá hủy.
    Thoát Hoan biết muốn rút lui thì chia hai ngả thủy bộ. Đạo thủy binh sẽ vượt sông Cả (Hồng Hà), sang sông Đuống. Tại đây, chia làm hai nhánh vào sông Kinh Môn hay sông Kinh Thầy, nhưng sẽ hội ở sông Đá Bạc mà vào Bạch Đằng để ra vịnh Hạ Long. Đạo bộ binh sẽ theo đường mòn qua Kinh Bắc, đến Phủ Thiên Đức (Bắc Giang), vựơt ải Nội Bàng-Lục Châu (Lạng Sơn) để về châu Tư Minh.
    Hương Đạo Vương thấy đựơc ý định của giặc sẽ theo hai bên bờ sông Thương lên Lục Châu (Lạng Sơn). Con sông này chảy theo hướng đông bắc, tây nam từ Lộc Châu qua Chi Lăng xuống tỉnh Phủ Thiên Đức (Bắc Giang) thì đổi hướng chẩy về phía tây rồi sang đông nam. Toán khác sẽ theo đường thủy vào sông Bạch Đằng ra biển. Để chặn đường rút trên bộ Ngài đã sai hai tướng Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa đem ba vạn quân và 200 kỵ binh lên phục kích MC ở ải Nội Bàng và ải Lộc Châu thuộc Lạng Sơn. Mục đích của Hưng Đạo Vương là dùng đạo quân này chặn đường rút lui đạo quân trên bộ của Thoát Hoan. Ở Lục Châu có rất nhiều rừng núi, tuy nhiên núi không cao lắm. Ở phía đông, gần biên giới, có ngọn Mẫu Sơn là cao nhất (1,540 m), quanh co trên vùng đất này ngoài con sông Thương còn có hai con sông khá lớn là Kỳ Cùng, Bắc Giang và vài sông nhỏ uốn khúc. Các sông này khác với sông Thương ở chỗ chúng thường cản trở sự rút quân hơn là giúp thuận lợi cho MC. Trừ các vùng núi cao rừng rậm, phần còn của tỉnh là các cao nguyên, đồng bằng khô ráo trong mùa đông và mùa xuân rất tiện lợi cho kỵ binh MC.
    Hai tướng Phạm, Nguyễn cất quân di chuyển theo lệnh.
    Tuy nhiên Thoát Hoan cũng chẳng vừa, y cũng nghĩ tới việc có phục binh trên đường rút về. Muốn bảo toàn cho việc rút binh trên bộ, Thoát Hoan cho một đạo 5000 kỵ binh đến gần biên giới đóng. Đạo này có nhiệm vụ đánh bọc hậu toán binh nào của nhà Trần phục khích quân MC trên đường rút lui.
    Đóng ở đây được một thời gian, thì một hôm thám mã báo tin cho hai tướng Phạm, Nguyễn tin về đạo kỵ bịnh MC ấy. Đạo binh này đóng trên một vùng đồi, đồng ruộng khô khan thuộc núi Kỳ Cấp- Lạng Sơn, một vùng tuyệt đối tốt cho kỵ binh. Khi biết tin đó, tướng Phạm Ngũ Lão muốn tấn công, tiêu diệt đạo quân này, vì không diệt được chúng thì đó là một thảm họa khi binh MC rút về. Chúng có thể dùng thế gọng kìm làm kế hoạch chặn đường rút quân của Thoát Hoan bị hư hại. Tuy nhiên, cả hai tướng chưa biết làm sao để có thể chế ngự được đạo binh thiện chiến trên mình ngựa ấy, và lính ta mất lợi thế. Mặt khác làm sao ta có thể vừa chặn được Thoát Hoan, vừa có thể đánh tan đạo quân ấy nếu quân MC rút về gấp rút trong mươi ngày hay nửa tháng sắp tới.
    Hai tướng bèn bí mật triệu tập cuộc họp để bàn kế hoạch. Một quan cấp nhỏ họ Vũ đề nghị một biện pháp. Họ Vũ vốn quê ở Hải Dương, người thông minh, nhưng mới đầu quân nên chỉ là một quan nhỏ trong hàng quân. Sau khi nghe họ Vũ trình bày chiến thuật, hai tướng Phạm, Nguyễn bàn nhau kế hoạch tấn công và phong ho Vũ làm quân sư cho Tướng Nguyễn Chế Nghĩa. Hai tướng cho tuyển lựa một vạn binh giỏi về thương và nỏ trong số ba vạn quân dưới quyền. Tướng Phạm giữ hai vạn quân ở lại Nội Bằng, đề phòng sự rút lui bất ngờ của Thoát Hoan, còn Tướng Nguyễn Chế Nghĩa và Vũ quân sư dẫn một vạn quân vừa được tuyển cùng 200 kỵ binh lên vùng núi Kỳ Cấp. Ngày hôm sau, hai người lập tức chuẩn bị, rồi ngày sau nữa họ cho binh lính bí mật hành quân trong rừng núi đến gần trại giặc.
    Khi cách xa địch độ vài canh giờ, Tướng Nguyễn cùng Quân Sư Vũ cho lính vào rừng hay cùng bất đắc dĩ vào các buôn, bản của dân thiểu số lân cận chặt tre, luồng hay nứa cùng lấy dây thừng hoặc dây rừng cho khiêng về (Luồng là một loài tre rất lớn không gai, giống như tre Mạnh Tông ở miền Nam, còn nứa cũng là tre không gai, nhỏ, mỏnh mà lóng rất dài.) Tre, nứa thì mọc nhan nhản khắp nơi trong rừng cũng như các làng mạc ở miền bắc và trung. Nếu cần thì cho chặt cây to bằng ngón chân cái cho đến bằng tay cổ cũng được. Địa phận này lợi cho bộ binh mà bất lợi cho kỵ binh, nên ta không sợ giặc đánh bất ngờ, vì chúng biết câu: dị lâm mạc nhập.
    Tại đây các sắc dân thiểu thấy binh ta tới, nên đổ xô ra giúp. Họ biết binh ta sắp đánh MC nên rất hồ hởi giúp quân Trần trong việc chặt tre, cây và lấy dây rừng. Nhờ vậy mà công việc thu ngắn thời gian rất nhiều, mà đã thế còn được thêm nhiều vật liệu.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:47 pm

    Phần tre non được chẻ làm lạt, phần tre già hay cây rừng bằng cổ tay được cắt thành từng khúc dài độ 1 sải tay (từ 1,5 m đến 1, 6 m). Tre, luồng lớn thì chẻ làm đôi hay làm bốn, tùy theo cỡ. Sau đó, hai đầu các khúc này đều được vát nhọn như mũi mác, được gọi là khúc chính. Còn các cành tre và cây nhỏ hơn cũng được chặt thành khúc dài hơn nửa sải tay và vuốt nhọn như chông, được gọi là khúc phụ. Tất cả quân lính cùng thanh niên trai tráng thi nhau làm việc. Phụ nữ em bé thì nướng khoai, luộc ngô, sắn cho mọi người ăn. Công việc diễn tiến hết sức tốt đẹp và tinh thần binh sĩ lên rất cao.
    Sau khi công việc này xong, Tướng Nguyễn cùng Quân Sư Vũ chia lính thành từng tổ, mỗi tổ hai người lính và một hay hai dân tộc thiểu số giúp. Mỗi tổ lấy ba khúc chính (tre hay cây dài), rồi dùng lạt tre hay dây rừng buộc lại với ở chính giữa và nhau thẳng góc với nhau ( theo 3 trục x, y, z trong hình học giải tích hay hình học không gian với gốc tạo độ O là chính giữa, chỗ buộc). Để tăng cường sức mạnh, họ lấy các khúc phụ (cành nhỏ) nối liền các thân chông chính với nhau, rồi lại nối thêm các mũi chông nhỏ đâm từ tâm ra ngoài. Với cái bàn chông di động này khi được quăng ra mặt đất, bất kỳ dưới góc cạnh nào, đều có 3 mũi chính và chục mũi phụ nhọn hoắt chĩa lên trên. Nếu có một sức mạnh nào đè lên bàn chông thì đầu kia càng cắm sâu xuống đất bấy nhiêu và nó trở nên mạnh hơn. Khi bàn chông hoàn tất sẽ là một khối lập phương, với các mũi nhọn đâm ra ngoài, nhìn giống như con cầu gai hay con nhím.
    (Nếu quý vị chưa hình dung được, tôi sẽ post lên mạng khi biết cách. Hình này cũng là hình trong không gian ba chiều)
    Như vậy, quân ta có 5000 bàn chông di động.
    Về vũ khí, mỗi tổ trên, một ngừơi mang nỏ, một ngừơi mang trường thương.
    Sáng hôm sau, mỗi người được phát thêm một đọan dây thừng hay dây rừng to như ngón chân cái, rất bền, dai dài khoảng ba, bốn sải tay, cùng được chỉ cách sử dụng. Tất cả đều được nghỉ suốt ngày. Sau khi ăn cơm tối, mỗi tổ dùng thương làm đòn gánh, vừa đi vừa nghỉ, gánh cái bàn chông cầu gai ra tấn công địch quân. Đây là cách hành quân bí mật, làm giặc hoang mang khi thấy quân ta tới bất ngờ. Để tránh giặc cho quân cầu viện ở bên kia biên giới, Tướng Nguyễn cho 100 kỵ mã vượt rừng ra phía sau trại MC, khá xa phục kích.
    Nhờ vào sự chuẩn bị ở trong rừng, nên bên ta bảo toàn được bí mật.
    Đến cách đồn giặc khoảng nửa dặm, cũng vừa nửa đêm, ta dừng quân lại.
    Trại MC ở trên một quả đồi cỏ thoai thoải, cũng như hầu hết các đồi miền trung hay bắc xen trên bãi cỏ đó là các bụi cây rừng cao quá bụng. Đồi này nằm ở chân núi Kỳ Cấp thuộc Lục Châu hay còn được gọi là Lam Giang. Binh sĩ được nghỉ một thêm hơn một canh giờ. Hừng sáng, tướng sĩ cùng được ăn khoai lang hay bắp luộc để có thêm năng lượng trong thời gian sắp tới. Binh ta lại đến gần trại giặc hơn, vì bây giờ ta đã có bàn chông nên không sợ địch tấn công. Nếu chúng tấn công ta thì thật là đại phước, đó chính là mục tiêu của ta.
    Tối hôm trước, đạo kỵ binh MC biết tin quân ta xuất hiện, nhưng chúng không xuất quân vì muốn ta tới tấn công chúng để chúng có lợi địa hơn là tấn công ta mà chưa nắm vững địa thế, hơn nữa trời tối cũng chẳng mấy tốt cho chúng. Tuy nhiên, chúng phải ở trong tình trạng ứng chiến.
    Quân ta quăng các bàn chông ra, lớp trong, lớp ngoài, theo ý Quân Sư Vũ, rồi nối hai tâm của hai cái bàn chông thành một cặp, cách nhau khoảng hơn sải tay. Khi công việc này xong, Tướng Nguyễn cho đạo quân dùng nỏ, ra phía tước hàng chông, tấn công đối phương; những ngừơi có sức khỏe, nỏ mạnh dùng tên lửa bắn vào lều giặc. Cùng lúc ấy, đội mang thương lấy các dây còn lại nối hai bụi cây rừng với cao từ vế đến bụng. Nếu chỉ một cây cao quá bụng thì thân cây chỉ to bằng ngón tay cái, nhưng ta không phải nối một cây với một cây mà nối một bụi với một bụi gồm cả ta cây với nhau. Cách nối cây đã được dạy là xoắn các cây làm chúng bị dập đi, rồi kết với nhau. Khi cây bị dập thì chúng trở nên rất dai. Đó là cách của người đi rừng, mà Quân Sư Vũ đã có kinh nghiệm. Bây giờ, ta lại có thêm 5000 sợi gây thừng chắc chắn giăng như mắc cửi, xen lẫn với các bàn chông. Sau đó, đội mang trường thương được nghỉ ngơi.
    Hơn một canh giờ sau, lại thay phiên. Đội mang thương ra dùng nỏ, đội dùng nỏ vào cầm thương nghỉ ngơi. Vì trời còn tối nên giặc không dám xông ra vì sợ phục binh, nhưng không đựơc nghỉ ngơi thoải mái, vì chỉ sợ bị tràn ngập. Với chiến pháp này binh lính ta được ngủ ngáy, nghỉ ngơi, trong lúc địch tất cả ở trong tình trạng ứng chiến liên tiếp , nên bị mệt mỏi hơn.
    Đến gần sáng Tướng Nguyễn Chế Nghĩa cho đội kỵ binh ra tấn công.
    Một lúc sau, mặt trời nhô lên cao, tướng giặc bây giờ thấy rõ tình hình. Từ hướng chúng nhìn tới chỉ thấy lính bộ của ta và lèo tèo ít kỵ binh, và chẳng thấy đồn lũy gì. Tướng MC thấy nếu không phá được đạo quân ta, chúng sẽ rắc rối khi có lệnh đánh bọc hậu của Thoát Hoan. Một điều làm hắn e dè là sợ có phục binh đàng sau đạo quân mà chúng thấy. Hắn cho thám mã ra cửa sau đi điều tra. Sau suốt ngày, thám mã trở về báo tin không thấy gì khả nghi. Tướng MC chuẩn bị cho xuất quân. Hắn nghĩ quân kỵ binh của hắn sẽ tiêu diệt đạo quân ta, một cách dễ dàng. Nhưng hắn quên một điều đã hơn một ngày một đêm binh sĩ hắn không được nghỉ ngơi bao nhiêu.
    Sáng hôm sau, quân MC chia làm ba, một phần lớn ra trực diện, còn hai phần ít đi vòng cửa sau tấn công hai phía hông của ta theo thế gọng kìm. Cộng thêm vào đó, mặt chính diện tấn công từ phía trước tới, chúng áp dụng chiến thuật tam diện giáp công.
    Được xắp xếp trước, hai toán binh hai đầu khi thấy bóng địch từ xa đã di chuyển bàn chông. Rút cục địch vận bị chướng ngại vật và kỵ binh không thể tiến nhanh như bình thường. Đó là một điểm bất lợi cho MC, vì đạo quân này chỉ hữu hiệu khi có thể di chuyển nhanh để người kỵ mã tấn công đối phương mà không cần điều khiển ngựa. Dù chúng có đánh bọc hậu cũng bị khó khăn, vì bàn chông di động và các mạng nhện khổng lồ, nếu giặc ở phía này thì ta sang phía khác.
    Lúc đội thứ nhất của MC tràn ra, 100 kỵ binh của ta tháo chạy vào trận địa, binh ta dẹp lối cho vào, rồi lấp lại. Trong khi đó đợi toán địch vào thì ta bít phía sau. Rồi tất cả cùng tấn công. Một toán khác của MC thấy vậy phải rút lui, người dùng thương lăn bàn chông đi tới, để người dùng nỏ tiếp tục tấn công, với mục đích là chia cắt MC làm thành từng toán nhỏ. Khi một con ngựa thấy khoảng trống nó sẽ phóng vào giữa, nhưng sợi dây nối giữa hai cái cầu gai sẽ bị lôi theo, làm hai bàn chông nhập lại phía bụng hay đâm vào sau con ngựa. Thật ra cái bàn chông không nặng, nhưng vì các mũi nhọn cắm vào đất, nên tạo ra một lực cản đáng kể, càng kéo thì các mũi càng cắm sâu hơn. Đến khi lực kéo của ngựa mạnh hơn sức cản thì bàn chông bị bật lên và phóng về phía lực kéo. Tất cả mũi chông sẽ đâm vào lưng người và ngựa. Ngựa phóng càng nhanh thì sức đâm càng mạnh; đây là thế, gậy ông đập lưng ông. Một điểm hay nữa là sau khi đâm bị thương địch quân, bàn công rơi xuống đất lại sẵn sàng làm nhiệm vụ của nó chứ không cần ai sắp xếp.
    Trong khi đó toán MC thứ hai và thứ tấn công vào hông ta cũng gặp khó khăn. Chúng ta lui vào phía sau các bàn chông thủ và tiếp tục bắn tới. Một số kỵ binh MC xông vào nên rơi vào trận thế và vướng cạm bẫy ta. Ngựa không tiến nhanh được là vì bị chông đâm hay dây chặn. Với cách thiết kế này, bàn chông đâm ngay vào ngực, đùi và bụng ngựa. Còn người kỵ mã cũng phải lo việc tránh các mũi chông nhọn hoắt sẵn sàng đâm vào chân họ. Nếu ngựa nhảy dựng hai vó trước, khi hạ xuống chúng có thể bị đâm thủng bụng bởi các bàn chông. Nhiều con ngựa khác đang phi nước đại, thấy dây căng ngang nên phóng qua, nhưng chân trước mới chạm đất thì đâm ngay vào bàn chông. Phản ứng con ngựa là trì hai chân trứơc xuống để hãm tốc độ. Còn người kỵ mã vô phúc lúc ấy đang dùng cả hai tay dương cung, không phản ứng kịp và với động năng sẵn có, nên theo đà lao vào cái bàn chông quái dị kia. Người hắn kể như là được đóng đến một 6, 7 mũi tên, nếu may mắn không bị cọc lớn đâm thủng bụng. Có nhiều khi cả người lẫn ngựa cùng đâm vào bàn chông. Cùng lúc đó, nhiều người kỵ mã khác chỉ lo điều khiển ngựa, làm gì có thì giờ để tấn công đối phương. Chúng trở thành bia cho quân ta tập bắn. Một toán MC đã sa vào bẫy, bị bao vây bởi các bàn chông, và lưới thì toán kỵ binh ta tới tiêu diệt chúng. Khi thấy chỗ nào quân MC hơi thưa ra, lính ta lập tức lăn các trái cầu gai đó tới phía trứơc và có lúc chúng ta đã bao vây được hay chia cắt toán lính kỵ binh kia thành nhiều nhóm nhỏ.
    Chắc đến lúc này lính Tướng MC phải sửa Chinh Phụ Ngâm:
    “Non Kỳ mộ chỉ trăng treo. (Kỳ Cấp)
    Bến Cùng gió thổi đìu hiu mấy gò. (Kỳ Cùng)
    Hồn tử sĩ gió ù ù thổi.
    Mặt “Nguyên Mông” trăng dõi dõi soi.
    “Nguyên Mông” tử sĩ mấy người?”
    Có lẽ rất nhiều vị đồng ý với tôi trận đánh này mình sẽ thắng.
    kinhhongtientu
    kinhhongtientu
    Trial Mod
    Trial Mod


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 331
    Age : 30
    Đến từ : Thủy Tinh Cung
    Công việc : Quản Lí Box Điện Ảnh | Âm Nhạc | Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí
    Sở thích : Xem Phim , Onl , Đọc Truyện...
    Trạng Thái : Việt Nam Thắng Nguyên Mông Exhausted
    Con thú mà tớ yêu thik nhất là : : Việt Nam Thắng Nguyên Mông 13_35070

    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by kinhhongtientu 06/04/09, 08:48 pm

    8. Đoán Sự Suy Luận Đối Phương.

    Đây là một yếu tố phụ, nó giúp cho sự thắng trận dễ dàng hơn và tùy thuộc hoàn toàn vào tài năng, bén nhậy và phán đoán tâm lý của vị lãnh đạo. Người chỉ huy có thể nghiên cứu địa thế, thời tiết cùng tâm lý người tướng bên đối phương mà đoán ra chiến thuật của giặc. Rồi từ đó trương kế tựu kế ta bầy thế trận cho giặc vào tròng.
    Chuyện Vua Solomon là một thí dụ.
    Trong truyện Tam Quốc Chí- có phần thực, có phần hư- ta không khỏi thán phục nhân vật Khổng Minh. Một người có tài nhận xét tâm lý và đoán biết được ý nghĩ của đối phương. Để rồi từ đó ông biết nếu cho quân đánh phía nào thì giặc chạy về đâu. Khi cho quân đánh Tào Tháo, ông biết khi thua Tào Tháo sẽ chạy về vùng nào. Vì tính đa nghi, Tào Tháo sẽ bỏ đường nhỏ, tránh nơi không nghi binh vì sợ phục binh mà sẽ vào chỗ có nhiều nghi ngờ cờ quạt phất phới, chiêng trống inh tai. Cuối cùng Tào Tháo bị bít đường gặp Quan Vân Trường và được tha chết.
    Nhiều khi sự suy đoán phản ứng đối phương cũng làm cho chính phía mình bị nguy hiểm trước, nên đòi hỏi những binh sĩ thật can đảm. Nếu tính lầm một chút là ván cờ hoàn toàn đổi ngược. Chuyện con ngựa gỗ thành Troy khoảng năm 1700 BC là một đơn cử. Thí dụ nếu bên địch tò mò cho người lục lọi thì thật nguy hiểm cho các binh lính trong con ngựa. Tuy nhiên, tôi vẫn phục mưu kế của Nguyễn Nhạc trong cuộc tấn công thành Qui Nhơn hơn. Tôi chưa từng nghe chuyện một chủ tướng tự ngồi vào cũi để lính đem nộp cho giặc. Ông quả là can đảm phi thường.
    Trong cuộc kháng Mông, ta chỉ biết HĐV đã cho quân lên các đường mà Ngài nghi quân Mông có thể sang. Sau này MC theo các đường ấy sang thật. Trong câu truyện giả tưởng trên, tôi dựa vào các biến cố thật sự để chứng minh sự tiên đoán của HĐV. Lúc MC tính việc tháo lui, thì HĐV đoán đúng hết các ngả MC sẽ chạy. Vì thế ta mới trận Nội Bàng, Kỳ Cấp và có trang sử oai hùng Bạch Đằng Giang. Như vậy, Ngài cũng có nhiều tâm lý đoán sự suy luận của đối phương. Nếu Thoát Hoan đoán được tâm lý của HĐV thì chúng sẽ theo Sông Đuống khi vào đến địa phận tỉnh Hải Dương chúng cũng sẽ vào sông Kinh Thầy. Lúc này quân nhà Trần đinh ninh MC sẽ vào sông Bạch Đằng như dự liệu, nên dồn mọi nỗ lực củng cố mặt trân này. Nhưng chỉ đi một đoạn chúng bất ngờ trở ngược hay theo các sông nhỏ khác quay về sông Thái Bình rồi vào sông Văn Úc để ra biển. Vì tất cả nỗ lực cùa ta đang dồn về Bạch Đằng, nên các nơi khác phòng thủ không chu đáo. Nhờ thế MC có thể bị ít tổn thất hơn và mình không có dịp nghe tới trận Bạch Đằng Giang.
    Như vậy sự suy luận và đoán tâm lý đối phương thì HĐV cao hơn Thoát Hoan nhiều. Chỉ tiếc tôi không được biết chi tiết các trận đánh để thấy rõ sự suy luận của Ngài cao siêu đến đâu.
    KẾT LUẬN

    Ta hãy nhìn lại tổng quát các yếu tố để chiến thắng mà so sánh ưu, khuyết điểm giữa VN và MC. Các yếu tố chỉ được liệt ra mà không phân biệt thuộc dạng nào. Bên nào đạt được yếu tố tương xứng sẽ được 2 điểm; bên nào đạt được, nhưng không trọn vẹn được 1 điểm, còn không đạt được gì sẽ được ghi 0 điểm:
    . Việt Nam Mông Cổ
    CÔNG TÂM : 2 0
    CÔNG LƯƠNG : …………………….. 2 …………… 0
    THIÊN THỜI : 2 0
    ĐỊA LỢI : …………………………… 2 ………… 0
    NHÂN HÒA : 2 0
    CHIẾN THUẬT : ………………… ….. 2 …………….. 1 (chỉ giỏi kỵ binh)
    BINH SĨ THIỆN CHIẾN : 2 2
    KỶ LUẬT BINH SĨ : ………………. 2 ……………. 1 (khg KL hậu phương)
    TINH THẦN BINH SĨ : 2 0
    QUÂN SỐ :……………………………… 0 ……………. 2 (?)
    TÌNH BÁO-GIÁN ĐIỆP : 2 0
    VŨ KHÍ : ……………………………….. 2 ……………. 2
    SUY ĐOÁN LÝ LUẬN ĐỐI PHƯƠNG: 2 0
    . ------ -------
    ĐIỂM TỔNG CỘNG 24 7
    Tóm lại trong các yếu tố để thắng đối phương Việt Nam ta đã nắm hầu hết ưu thế, hay bằng, mà thua về quân số thôi(?) Trong một cuộc chiến, nếu ta chỉ dựa vào vài yếu tố thì không chắc thành công lắm, còn nếu dựa vào 7, 8 yếu tố thì chắc dễ thành công hơn.
    Vậy VN ta thật sự thắng Nguyên Mông do thực chất chứ không phải là may mắn; không phải tại các đại tướng thương hàn, thổ tả như nhiều người đã nghĩ. Nếu chỉ dựa vào các đại tướng thương hàn, thổ tả và địa hình thì MC đã không chiếm được Miến Điện.
    Ta nên nhớ rằng Miến Điện có địa thế hiểm trở và khí hậu rất khắc nghiệt còn hơn nước ta.
    Các đồi núi của Miến Điện thường chạy theo hứơng bắc nam, phát xuất từ rặng núi lừng danh Hỷ Mã Lạp Sơn. Với các hướng này, chúng có khuynh hướng ngăn cản quân MC tràn sang từ nước Đại Lý (Vân Nam) ở phía đông. Đáng kể nhất là dãy núi Hengduan Shan với những ngọn núi cao chọc trời phân chia biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Trong số đó ngọn cao nhất Hkakabo Razi cao tới 5881m. Về sông ngòi cũng vậy. Các sông của Miến Điện chạy chen giữa các rặng núi trên nên làm tăng thêm trở ngại của các cuộc xâm lăng từ đông và bắc như các sông Salween hay Ayeyarwady. Hết vùng núi cao, rừng rậm, là các cánh đồng đầy nước, vì khí hậu của các vùng này chịu ảnh hưởng Ấn Độ Dương với lượng nước mưa từ 2,5 m đến 5m một năm. Những cánh đồng nước này rất rộng. Nguyên chỉ nói tới vùng canh tác lúa gạo ven sông Ayeyarwady cũng đã xấp xỉ với diện tích này của VN (55000km2). Trong khi đó, lượng nước mưa trung bình của VN là từ 1.2m đến 3m. So sánh như vậy ta thấy ngay MĐ có nhiều vùng lầy lội hơn ta, đó cũng là các chướng ngại vật cho kỵ binh MC.
    Khí hậu nứơc này nóng vả ẩm làm người phương bắc chịu không nổi. Miến Điện đã có lúc phát triển quá mạnh làm cho nhà Mãn Thanh e ngại, nên cho quân sang xâm lăng 4 lần từ năm 1766 đến 1769 mà không thành công. Tất cả cùng vì hai lý do địa thế và khí hậu một phần lớn.
    Ở bắc bộ Việt Nam ta cũng đầy sông ngòi và núi rừng, nhưng núi chạy theo hình dẻ quạt từ bắc xuống nam. Chen vào đó là các con sông cùng hứơng như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gầm, sông Cầu và sông Thương. Các núi này không ngăn cản sự xâm lược từ bắc Phương. Đến như dãy Hoàng Liên Sơn, với ngọn Phan Xi Păng cao nhất nước (3143m) cũng chẳng làm bước tiến của giặc chậm lại. Thêm vào đó giặc thường lợi dụng các thung lũng ven các con sông này để sang xâm lược nước ta. Vì thế cho nên, nước ta được TQ chiếu cố nhiều nhất.
    Nói như vậy các điều kiện thiên thời và địa lợi của Miến Điện còn hơn nứơc ta. Thế mà MC đã chiếm nứơc này từ đầu thế kỷ 13 và đô hộ hơn 50 năm.
    Nhìn lại tổng quát ta thấy nhà Trần đã áp dụng hầu hết các yếu tố: Công Tâm, Công Lương và Công Đồn trong cuộc chiến thắng hiển hách nhất của lịch sử nước Việt, một chiến thắng mà cả thế giới ao ước. Đất nước ta thật quá may mắn đã ở thời xung mãn, quân dân một lòng, nhiều người tài và nhất là có một Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với thiên tài quân sự cùng một tấm lòng sắt đá quyết chí đánh tan quân xâm lược. Nếu lúc ấy, VN ta đang ở dưới một triều đại nào khác thì mình chẳng biết thân phận ra sao, hay cũng như Miến Điện thôi?
    Cám ơn quý vị xem bài viết cũng như quý vị cho ý kiến. Mong quý vị tiếp tục cho ý kiến để vạch ra những suy nghĩ nông cạn của tôi.
    VNKT

    Sponsored content


    Việt Nam Thắng Nguyên Mông Empty Re: Việt Nam Thắng Nguyên Mông

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 28/03/24, 07:23 pm